Qua nghiên cứu, các tác giả đã có kết quả như sau: Các chỉ tiêu dùng để phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất theo FAO ở huyện Thạch Thất bao gồm: Loại đất, độ dốc, thành phần cơ giới, độ dày tầng đất, pHKC1, chế độ tưới và chế độ tiêu nước.
Trong tổng số 9.785,60 ha đất điều tra của huyện Thạch Thất đã xác định được 75 LMU với 1271 khoanh đất. LMI số 48 (vói 250 khoanh thuộc đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ có diện tích lớn nhất với 2911,01 ha, chiếm 29,75% diện tích đất điều tra); LMU số 75 (thuộc đất đỏ vàng trên đá sét, chỉ có 1 khoanh đất) có diện tích nhỏ nhất với 0,80 ha.
Hướng sử dụng và cải tạo đất của các LMU như sau:
- Đối với các LMU thuộc nhóm đất phù sa có khả năng tưới tốt, nhưng một diện tích lớn đất tiêu trung bình hoặc chậm cần chú ý khi trồng cây rau, màu hàng năm.
- Đối với các LMU thuộc nhóm đất lầy có chế độ tiêu hạn chế, thích hợp nhất với loại hình sử dụng đất: Lúa - cá hoặc nếu có trồng trọt thì phải có biện pháp tiêu thoát nước tốt.
- Đối với các LMU thuộc nhóm đất đỏ vàng được hình thành trên các dạng địa hình dốc, đất có độ chua cao nên khi sử dụng cần chú trọng các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi và làm giảm độ chua đất.
- Đối với các LMU thuộc nhóm đất dốc tụ thường xuyên có hiện tượng ngập úng, vì vậy trong khi sử dụng cần có những biện pháp tiêu thoát nước tốt để tăng năng suất cây trồng. |