Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (07/09/2014) ]
|
Sử dụng phân hữu cơ bùn cống thu gom cho trồng rau muống (Ipomoea aquatica) tại vùng rau ven thành phố Cần Thơ
|
|
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân hữu cơ kết hợp phân hóa học so với chỉ dùng phân hóa học cho thấy kết quả rất tốt.
|
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên việc nghiên cứu sử dụng phân hữu cơ từ bùn cống thải vẫn chưa được quan tâm. Vì vậy, nếu tận dụng được nguồn nguyên liệu này sẽ góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do bùn cống thải, đồng thời có khả năng ứng dụng trong nông nghiệp. Đề tài “Sử dụng phân hữu cơ bùn cống thu gom trồng thử nghiệm rau muống (Ipomoea aquatica)” đã được Bùi Thị Nga (Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Cần Thơ) và Nguyễn Văn Đạt (Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ) thực hiện tại Hợp tác xã Rau an toàn Long Tuyền từ tháng 4/2013 đến tháng 9/2013 nhằm đánh giá năng suất rau được trồng bằng phân hữu cơ bùn cống thải kết hợp với phân hóa học và bón hoàn toàn phân hóa học; chất lượng rau được trồng từ phân hữu cơ bùn cống thải theo quy định tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và sự thay đổi về dung trọng và độ xốp của đất trồng rau khi sử dụng phân hữu cơ bùn cống thải.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nghiệm thức bón phân hữu cơ bùn cống thải kết hợp với phân NPK 16-16-8 cho năng suất rau muống (1,20 - 2,74 kg/m2) cao có ý nghĩa so với nghiệm thức bón phân NPK 16-16-8 (1,19 - 2,28 kg/m2). Các chỉ tiêu về Coliform (10,73-16,06 CFU/g), hàm lượng nitrat (50,66-76,33 mg/kg) đạt ngưỡng an toàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dung trọng và độ xốp của đất ở các nghiệm thức có bón phân hữu cơ đã được cải thiện có ý nghĩa so với nghiệm thức bón phân hóa học. Bón phân hóa học kết hợp với phân hữu cơ bùn cống với liều lượng 0,02 kg NPK 16-16-8/m2 + 1,6 kg phân hữu cơ bùn cống thải/m2 giúp tảng năng suất rau và cải thiện độ xốp của đất. |
ntbtra
Theo Tạp chí NN & PTNT (số 14, 2014) |