Ảnh minh họa.
Do công nghệ chế biến mủ cao su còn nhiều hạn chế, nước thải của nhà máy chế biến mủ cao su ở nước ta thải ra môi trường có độ ô nhiễm rất cao, trung bình BOD khoảng 3800 mg/L, COD - 6500 mg/L, TSS - 245 mg/L. Mức độ ô nhiễm của nước thải chế biến mủ cao su thường cao gấp hàng trăm lần quy định của QCVN 40:2011. Ngoài ra, trong nước thải chế biến mủ cao su còn sót các hạt mủ cao su thải, làm tăng độ ô nhiễm, đồng thời làm cho nước thải chế biến mủ cao su rất khó xử lý triệt để.
Sử dụng chế phẩm vi sinh để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su có hiệu quả cao là nhu cầu cấp bách hiện nay. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng chế phẩm vi sinh có hiệu quả cao làm giảm mạnh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải cao su, có thể làm giảm > 95% BOD, > 90% COD trong xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su. Vì thế, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu này.
Nghiên cứu đã đạt được một số kết quả:
Đã phân lập được 30 chủng vi sinh vật từ nước thải nhà máy chế biến mủ cao su. Trong đó, tuyển chọn được 04 chủng có khả năng phân hủy cao su, chủng có khả năng chuyển hóa họp chất nitơ và chủng có hoạt tính enzym phân hủy các chất phốt pho khó tan.
Nước thải của nhà máy chế biến mủ cao su Lai Khê có độ ô nhiễm hữu cơ tương đối cao: BOD5= 1620,4 mg/L, COD = 4156 mg/L, TSS = 244 mg/L, cao hơn so vói nước thải của nhà -máy chế biến mủ cao su Cẩm Thủy: BOD5= 2300 mg/L, COD = 2750,5 mg/L, TSS = 247 mg/L.
Thử nghiệm bổ sung các chủng vi sinh vật chuyển hóa nitơ và phân hủy phốt pho khó tan, làm giảm mạnh mức độ ô nhiễm của nước thải nhà máy chế biến mủ cao su. Sau 72 h nuôi cấy, các chỉ số ô nhiễm BOD, COD và TSS của nước thải nhà máy chế biến mủ cao su giảm mạnh so với đối chứng. Bổ sung hỗn hợp 04 chủng vi sinh vật (Nl, N5, P3 và P10) có hiệu quả làm giảm 91,9% COD, 89,0% BOD và 81,5% TSS trong nước thải nhà máy chế biến mủ cao su. |