Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (23/08/2014) ]
Tách dòng, tạo Plasmit mang gien EPSPS ứng dụng cho phát hiện định lượng đậu nành (Glycine max L.) chuyển gien kháng thuốc diệt cỏ Glyphosate bằng kỹ thuật Real – Time PCR
Nghiên cứu do nhóm tác giả Bùi Cách Tuyến (Tổng Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường), Đinh Thành Phước (Bộ môn Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh), Phạm Thị Anh Thư (Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) và Huỳnh Văn Biết – Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) thực hiện nhằm mục tiêu là tạo được các mẫu chuẩn mang gien EPSPS (5-enolpyruvylsgikimate-3-phosphate synthase) có độ tinh sạch cao để xây dựng được đường chuẩn cho định lượng gien EPSPS kháng thuốc diệt cỏ với chi phí thấp và tiết kiệm, nhằm phát hiện định lượng cây đậu nành và sản phẩm từ đậu nành chuyển gien này.

Nghiên cứu tập trung vào việc tạo dòng gien EPSPS ở E. coli, sau đó thu nhận sản phẩm tạo dòng, tinh sạch và tiến hành xây dựng đường chuẩn cho phản ứng định lượng, phát hiện gien EPSPS được chuyển trên đậu nành bằng Real - time PCR.

Qua nghiên cứu nhóm tác giả đã tạo được E. coli  khả nạp có khả năng nhận plasmit; tạo dòng thành công gien EPSPS; xây dựng được đường chuẩn cho định lượng chuyển gien EPSPS kháng thuốc diệt cỏ trên đậu nành bằng phương pháp Real - time PCR có phương trình hồi quy = -3,0533x + 54,4187 vói độ tin cậy cao (R2 = 0,9992).
Kết quả thử nghiệm bằng kỹ thuật Real - time PCR với đường chuẩn xác lập được phát hiện mẫu ADN đậu nành số 1 và số 2 có mang gien EPSPS. Số lượng gien chuyển tương ứng tên mẫu ADN đậu nành số 1 là 211,34 x 106 bản sao và mẫu ADN đậu nành số 2 là 1,21 x 109 bản sao.

Qua kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề nghị nên thực hiện nghiên cứu tạo dòng nhiều trình tự gien được chuyển vào cây trồng, tạo dòng các trình tự promoter (chất hoạt hóa), terminater (điểm kết thúc) và nhiều trình tự khác trong cấu trúc gien chuyển để tạo được nhiều mẫu chuẩn và đường chuẩn cho kiểm tra định lượng chuyển gien nhằm tăng mức độ chuyên biệt trong phát hiện và định lượng cơ quan biến đổi di truyền (GMOs).

tttham
Theo Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, số 13/2014
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->