Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (09/08/2014) ]
Ảnh hưởng của PH lên độc tính của tổng đạm Amôn trong nước đối với cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) cỡ giống
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) lớn nhất Việt Nam. Theo tổng cục Thuỷ sản (2013), diện tích nuôi cá tra ĐBSCL đạt 5.400 ha; sản lượng đạt trên 1.141 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu là 1,4 tỷ USD trong năm 2010; diện tích nuôi và sản lượng cá tra ước đạt 6.000 - 6.300 ha và 1,2 - 1,3 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu từ 1,45 - 1,55 tỷ USD trong năm 2011; đến năm 2013 diện tích nuôi đạt 5.910 ha; sản lượng cá thu hoạch đạt 1.255.500 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,74 tỷ USD.

Tỷ lệ chết của cá theo thời gian ở pH 8.

Tuy nhiên, nghề nuôi cá Tra đang phát triển với nhiều rủi ro do trong quá trình nuôi và cho cá ăn, cá chỉ hấp thu được khoảng 37% hàm lượng N và 45% hàm lượng P trong thức ăn (Yang, 2004 trích dẫn bởi Nguyễn Lệ Phương, 2010) nên đã làm tăng nồng độ TAN trong nước. Theo  Nguyễn  Hữu  Lộc  (2009)  dù  ao nuôi  thâm  canh cá Tra được thay nước  thường xuyên nhưng về cuối vụ thì TAN vẫn cao gấp 5 lần so với ao nuôi tôm thâm canh và gấp 10 lần trong các ao nuôi thủy sản khác.

Qua các nghiên cứu cho thấy nước ao nuôi cá tra thâm canh trước khi thải ra môi trường ngoài có TAN rất cao. Tuy nhiên, LC50 của TAN đối với loài cá này chưa được rõ. Do đó, việc xác  định độc  tính  của  tổng đạm  amôn (TAN) đối với cá tra (P.hypophthalmus) là cần thiết.

Nghiên  cứu  được các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Đồng Tháp và Trung tâm Quan trắc Tài nguyên Môi trường Cần Thơ thực  hiện  tại  phòng  thí nghiệm  Độc  học  Môi  trường  của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên  – Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 07 năm 2011.

Nghiên cứu đã xác định rằng cá tra cỡ giống có khả năng chịu đựng rất cao với TAN. Ở điều kiện nhiệt  độ  26,6-28,9oC, oxy hòa tan 2,7-3,5 mg/L thì nồng độ gây chết 50% cá ở pH 6, 7 và 8 lần lượt là 1.599, 327 và 67 mg/L.

pH có ảnh hưởng rõ rệt lên độc tính của TAN đối với  cá tra; độc  tính của TAN tăng  khi pH tăng.

Vì vậy khảo sát ảnh hưởng của TAN ở nồng độ dưới ngưỡng gây chết đến sinh lý và sinh trưởng cá tra là rất cần thiết.

ntbtra
Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 30c (2014)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->