Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (10/07/2014) ]
|
Nghiên cứu thành phần loài và hiện trạng của các loài động vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông
|
|
Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông đặc trưng với kiểu rừng kín thường xanh nguyên sinh và kiểu rừng thường xanh thứ sinh sau nương rẫy. Đây là khu vực có giá trị đa dạng sinh học và bảo tồn cao với nhiều loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm.
|
Gà lôi vằn
Các công trình nghiên cứu về khu hệ động vật gần đây nhất được thực hiện cách đây hơn 1 thập kỷ (Đặng Huy Huỳnh và Cao Văn Sung, 2000; Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, 2001) và không còn thể hiện được tình trạng hiện nay của các loài quý hiếm. Do vậy, việc điều tra bổ sung những dữ liệu này của Trường Đại học Lâm nghiệp là bước đầu tiên quan ừọng để có thể đề xuất những chiến lược bảo tồn hiệu quả.
Kết quả điều tra khu hệ động vật tại đây đã thống kê 69 loài nguy cấp quý hiếm, cần ưu tiên bảo tồn. Trong số đó có 37 loài thú, 15 loài chim, 16 loài bò sát và 1 loài ếch nhái. Đây đều là những loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2012), Sách Đỏ Việt Nam (2007) hoặc Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Cụ thể, có 53 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 25 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2012), 58 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, 5 loài và phân loài đặc hữu. Đặc biệt, trong số đó có 5 loài được xếp ở cấp CR (cực kỳ nguy cấp) trong Sách Đỏ Việt Nam: Hổ, Báo hoa mai, Trăn mốc, Trăn gấm, Rắn hổ chúa; một số loài được ưu tiên bảo tồn cao, thế giới đặc biệt quan tâm: Chà vá chân đen, Vượn má vàng nam, Cu li nhỏ; một số loài và phân loài đặc hữu hẹp của Việt Nam: Gà lôi trắng, Voọc bạc trung bộ, Nhông đuôi dài Việt Nam. Những kết quả này đã khẳng định những giá trị đa dạng sinh học và bảo tồn cao của Khu BTTN Tà Đùng, đồng thời giúp các nhà quản lý đưa ra những chiến lược quản lý bảo tồn hiệu quả. |
ntbtra
Theo Tạp chí NN & PTNT (số 6, 2014) |