Ảnh minh họa
Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất cũng như lợi ích mang lại chưa được đánh giá cụ thể để các doanh nghiệp áp dụng trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tế đó nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của các mô hình nuôi cá tra theo tiêu chuẩn ASC và Global GAP ở đồng bằng sông Cửu Long” đã được các nhà khoa học thuộc Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ thực hiện.
Nhằm so sánh hiệu quả sản xuất của hai mô hình nuôi cá tra theo TCCN ASC và Global – GAP (G.GAP) ở đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu này đã được thực hiện thông qua phỏng vấn 20 công ty nuôi cá tra từ tháng 02 đến tháng 09/2013, ở mỗi công ty phỏng vấn 3 trại nuôi (bình thường – BT, G.GAP và ASC). Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trại nuôi theo ASC là 21,2 ha/trại lớn hơn G.GAP và BT lần lượt là 16,3 và 14,8 ha/trại. Số ao nuôi 10,1 – 10,8 ao/trại (1,0 ha/ao). Mật độ cá thả nuôi của BT là 52,1 con/m2 cao hơn so với G.GAP và ASC lần lượt là 40,0 và 39,5 con/m2 (P<0,05). Hàm lượng đạm trong thức ăn (TA) ổn định ở mức 27,5% nên hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) là 1,6. Kích cỡ cá thu hoạch (sau 6,6 – 7,0 tháng nuôi/vụ) 0,86 – 0.98 kg/con và tỉ lệ sống 83,7 – 87,1%. Năng suất nuôi đối với BT là 415 tấn/ha/vụ cao hơn so với G.GAP (345) và ASC (338) (P<0,05). Tổng chi phí đầu tư đối với BT là 8.818 tr.đ/ha/vụ cao hơn so với G.GAP và ASC lần lượt là 7.530 và 7.811 tr.đ/ha/vụ, tuy nhiên lợi nhuận (tr.đ/ha/vụ) thu được chỉ từ 361 (ASC), 412 (G.GAP), 553 (BT) và tỉ lệ lỗ vốn 40 – 45% (lỗ 275 – 385 tr.đ/ha/vụ). Giá thành sản xuất theo ASC là 23,1 nghìn đồng/kg cao hơn 9,11% so với BT và 6,03% so với G.GAP do chi phí TA, con giống, nâng cấp trại nuôi và chi phí thực hiện chứng nhận tăng cao. Lợi ích quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp thực hiện TCCN là sức cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường nhập khẩu (NK), đồng thời ASC có giá bán cao hơn 6,84% so với BT và 5,13% so với G.GAP, ngoài ra lợi ích về môi trường, sử dụng nguồn lợi cá tự nhiên để làm thức ăn TA,… cũng được đề cập trong nghiên cứu này. |