Cơ khí [ Đăng ngày (01/06/2014) ]
Rô bốt chạy nhanh hơn Usain Bolt
Một rô bốt mới được thiết kế dựa trên khủng long Velociraptor thời Kỷ Phấn Trắng đã thể hiện tốc độ hơn hẳn người chạy nhanh nhất thế giới.

Rô bốt Raptor đạt vận tốc 46 km/giờ trên máy chạy bộ - Ảnh: KAIST

May mắn cho Usain Bolt là rô bốt không được tham gia đường đua tốc độ, vì nếu không rô bốt khủng long của các chuyên gia thuộc Viện Công nghệ Khoa học - Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) ắt hẳn đã hất cẳng nhà vô địch Olympic khỏi hạng đầu.

Rô bốt chạy đua mới, gọi là Raptor, đã đạt được tốc độ 46 km/giờ trên máy chạy bộ, trong khi thành tích tốt nhất của vận động viên người Jamaica là 44,72 km/giờ, theo CNET.

Trong khi đó, Cheetah của hãng Boston Dynamics (Mỹ) là rô bốt đầu tiên đánh bại Bolt với tốc độ 47 km/giờ.

Tuy nhiên, Raptor được dự kiến sẽ nhanh chóng bứt phá trên đường đua với Cheetah vì nếu so với lúc mới ra mắt vào tháng 3.2012, rô bốt báo chỉ chạy được 30 km/giờ, thấp hơn thành tích trình làng của rô bốt khủng long là 46 km/giờ.

Hai rô bốt trên có cấu tạo và thiết kế hết sức khác biệt. Nếu Cheetah cồng kềnh và chắc chắn, thì Raptor có trọng lượng nhẹ (3 kg) và nhỏ bé (chiều cao 470 mm).

Để đạt được tốc độ trên, chân của Raptor được ráp từ các “khúc xương” làm bằng sợi carbon linh hoạt, và phần gân nhân tạo lấy cảm hứng từ loài kangaroo cho phép đôi chân tái sử dụng một phần năng lượng đã sử dụng khi chạy.

Phi Yến
Theo Thanh Niên Online (dnttrang)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu thành phần khí phát sinh từ đốt viên nén nhiên liệu rác thải nhựa và trấu
Hiện nay, rác thải rắn đô thị (municipal solid waste - MSW) là vấn đề lớn cần giải quyết ở quy mô toàn cầu. Rác thải MSW gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường đất, nước và không khí. Một vấn đề lớn trong đó là rác nhựa theo thời gian và dưới tác động của tia UV từ mặt trời sẽ phân rã thành những mảnh vi nhựa và phát tán ra môi trường nước làm cho các loài thủy sinh vật có nguy cơ bị nhiễm vi nhựa vào cơ thể của chúng. Sinh vật biển nhiễm vi nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là nguyên nhân lớn gây suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc và thành phần của hệ sinh thái biển. Một số công nghệ được áp dụng phổ biến cho xử lý rác thải MSW là chôn lấp, tạo phân bón cây trồng, đốt bỏ, đốt có thu hồi năng lượng, tạo ra khí nhiên liệu,…. Xét theo khía cạnh năng lượng, rác thải MSW nói chung và rác thải nhựa nói riêng hiện được xem là nhiên liệu có thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu, và khí đốt), thậm chí rác thải nhựa hiện là mặt hàng xuất nhập khẩu.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->