Công nghiệp [ Đăng ngày (30/05/2014) ]
Guồng quay đất: Tiện lợi và tiết kiệm
Lâu nay, việc đào móng thanh ngáng của ngành điện lực được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp thủ công. Cụ thể, khi thi công, công nhân sử dụng xẻng, cuốc, xà beng đào phần đất đặt thanh ngáng phía trên sâu khoảng 0,5 mét, sau đó mới đào, khoét hố đặt trụ điện.

Trong quá trình đào khoét hố đưa đất lên, công nhân phải cúi gập người lên xuống liên tục để dùng bát sành, ca nhỏ múc lên từng ít đất một, vừa tốn thời gian lại mất nhiều sức lao động nhưng hiệu quả công việc rất thấp. Trước tình hình đó, anh Nguyễn Văn Hải (Điện lực Krông Pắc) đã nảy ra ý tưởng tạo một vật dụng thay thế xẻng, xà beng, bát sành… để hoàn thành guồng đất quay hình búp sen, đỡ vất vả cho người lao động mà vẫn đào được đất dễ dàng, đảm bảo hố đúng kỹ thuật.

Thiết bị được thiết kế 2 phần riêng biệt, có thể tháo rời. Phần trên được làm bằng ống thép mạ kẽm, có độ dài khoảng 1,7 mét, ở giữa có thêm phần xỏ tay quay, phần còn lại là guồng quay hình búp sen. Guồng quay được cấu thành từ 4 miếng thép và gia công theo hình lưỡi cày có mài sắc hai cạnh. Phần giữ lưỡi có dạng vòng tròn, đường kính 30 cm, phần lưỡi và giữ lưỡi khi lắp ráp lại với nhau tạo thành hình búp sen, kích thước guồng quay được thay đổi tùy theo đường kính trụ điện phải đào. Khi sử dụng thiết bị này, đất được giữ lại trong guồng cho đến lúc đầy thì người công nhân chỉ việc đưa guồng lên và đổ đất.

Trước đây, 2 công nhân sử dụng phương pháp thủ công truyền thống, mỗi ngày chỉ đào được từ 7 đến 10 hố móng thanh ngáng; ngày nay, khi sử dụng guồng quay đất hình búp sen thi công thì đào được từ 20 hố móng trở lên một cách nhẹ nhàng, không phải tiêu tốn nhiều công sức. Đặc biệt, sau khi sử dụng guồng quay đất để đào lỗ đặt trụ, móng thanh ngáng vẫn giữ được nền đất tự nhiên, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về chiều rộng lẫn độ sâu nên khi dựng, trụ điện không bị nghiêng, lún. Anh Hải còn lắp đặt thêm động cơ điện và hệ thống bánh răng theo từng cấp nhanh, chậm khác nhau để thuận lợi hơn thi công trên các địa hình.

Với mức đầu tư khoảng 1,2 triệu đồng/guồng quay, người sử dụng có thể đào hố móng thanh ngáng trung hạ áp nhanh hơn và không tốn nhiều sức, giảm thời gian thực hiện công việc xuống còn một nửa. Sáng kiến này là một giải pháp thiết thực, hiệu quả cao. Thời gian tới, guồng búp sen sẽ được sử dụng rộng rãi tại các đơn vị khác, hiệu quả còn lớn hơn nữa. Mặt khác, thiết bị này không khó gia công, giá thành hợp lý nên việc nhân rộng là điều hoàn toàn có thể.

Anh Việt
Theo Báo Công Thương Điện Tử (ntctu)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu tạo giống Bạch đàn lai biến đổi gen cho chiều dài sợi gỗ (Giai đoạn 2)
Nhờ thành công từ nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam do ThS. Trần Đức Vượng dẫn đầu đã phát triển các giống bạch đàn lai biến đổi gen với chiều dài sợi gỗ tăng lên đáng kể. Giai đoạn đầu của dự án (2011-2014) đã được nghiệm thu vào năm 2015 và được tiếp nối bằng giai đoạn hai từ 2017 đến 2020. Mục tiêu chính của nghiên cứu là làm chủ công nghệ chuyển gen trên cây bạch đàn và tạo ra các giống bạch đàn lai có chiều dài sợi gỗ tăng 10% so với đối chứng.






Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->