Cơ khí [ Đăng ngày (26/04/2014) ]
Robot leo tường phiên bản mới
Cách di chuyển của loài thằn lằn đã gợi cảm hứng để giới khoa học sáng tạo robot leo tường. Phiên bản nguyên thủy đã đạt được một số thành quả nhưng vẫn chưa làm hài lòng các nhà khoa học.

Vì vậy, nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới đã bắt tay thực hiện phiên bản mới và nhóm các nhà phát minh từ Trường đại học Massachusetts Amherst đã đến đích trong cuộc đua này. Phiên bản mới có tên gọi Geckskin, tuân thủ mạnh mẽ việc bám chặt trên một bề mặt rộng hơn. Geckskin có thể leo trên nhiều bề mặt khác nhau như tường thạch cao, gỗ, kim loại, thủy tinh với một chất kết dính duy nhất.

Tạp chí Physorg dẫn lời Giáo sư Al Crosby rằng, hãy tưởng tượng chúng ta có thể áp chiếc máy tính bảng lên tường, điều khiển nó bò đến vị trí thích hợp hơn để kết nối internet, đọc tài liệu, thông tin… Điều này cũng đồng nghĩa với việc khỏi cần gắn thêm những cái đinh trên tường làm mất mỹ quan. Al Crosby đã hợp tác với Giáo sư sinh học Duncan Ischick, các nhà khoa học polymer Dan King và Umass Amherst báo cáo đề tài này, cho biết làm thế nào Geckskin có thể hoạt động một cách mạnh mẽ trên nhiều loại bề mặt. Nhà phát minh Umass Amhert không dựa trên mô phỏng những sợi lông trong bàn chân thằn lằn, tắc kè mà ông tạo ra bề mặt gấp nếp bám dính xuất phát từ hệ thống da, gân, xương qua giải phẫu.

Physorg dẫn lời giải thích của Giáo sư Dan King rằng chìa khóa để thực hiện việc kết dính mạnh mẽ là phù hợp với nhiều loại bề mặt nhưng vẫn tối ưu hóa được chúng. Trong Geckskin, nhóm nghiên cứu tạo ra khả năng này bằng cách kết hợp các chất đàn hồi mềm và các loại vải siêu cứng như sợi thủy tinh, sợi carbon. Bằng cách điều chỉnh độ cứng tương đối của các chất liệu này họ có thể tối ưu hóa Geckskin cho hàng loạt ứng dụng.

Nhóm nghiên cứu đã chứng minh thành quả của họ qua 3 phiên bản để so sánh với loài tắc kè sống Tokay gecko trên nhiều bề mặt khác nhau với kết quả rất khả quan.

Tạ Xuân Quan
Theo Báo Thanh Niên (tdkhiem)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu đánh giá lượng chất thải rắn bị rò rỉ ra môi trường khu vực quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nay, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) do con người thải bỏ tại các đô thị phần lớn đã được thu gom, tuy nhiên vẫn còn một phần bị rò rỉ và xả thải vào môi trường. Vì vậy, đánh giá lượng rác và thành phần rác bị rò rỉ ra môi trường là cần thiết trong bối cảnh công tác BVMT ngày càng được quan tâm. TP. Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất Việt Nam, có khoảng 9 triệu người. Hiện nay, ước tính mỗi ngày trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thải ra khoảng 9.800 tấn CTRSH, tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6 - 10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người của thành phố khoảng 0,98 kg/người/ngày. Với tỷ lệ thu gom là 91% thì trung bình mỗi ngày ước tính sẽ có gần 900 tấn rác chưa được thu gom đúng cách, lượng chất thải này sẽ phát tán vào môi trường, theo các kênh rạch, sông chảy ra biển. Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chất thải nhựa dễ bị phân rã thành các mảnh vụn nhỏ và vi nhựa, dễ dàng rò rỉ vào môi trường.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->