Công nghiệp [ Đăng ngày (07/04/2011) ]
Dùng tảo xử lý rò rỉ phóng xạ
TTO - Các nhà khoa học Mỹ vừa khám phá tảo có thể giúp làm sạch phóng xạ rò rỉ tại các nhà máy điện hạt nhân tương tự sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Northwestern xác định một loài tảo phổ biến - tên khoa học là Closterium moniliferum - có khả năng cô lập chất đồng vị phóng xạ thành dạng tinh thể, giúp loại bỏ các chất đồng vị phóng xạ nguy hiểm như strontium-90 khi phóng xạ bị rò rỉ.

Strontium-90 có tính chất hóa học và khối lượng tương tự canxi và bari. Khi thoát ra môi trường không khí, strontium-90 sẽ dễ dàng phát xạ vào sữa, xương, tủy xương và máu tương tự canxi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tuy nhiên, khi phóng xạ bị rò rỉ từ các máy điện nhân, strontium-90 không phải là đồng vị phóng xạ duy nhất tồn tại trong không khí mà còn kèm một lượng canxi vô hại gấp hàng tỉ lần lượng strontium-90 và những đồng vị phóng xạ khác. Do đó, để xử lý rò rỉ phóng xạ hiệu quả, cần phải tách riêng strontium-90 và canxi vì chúng hòa lẫn vào nhau.

Các nhà nghiên cứu khám phá tảo Closterium moniliferum có khả năng cô lập, hút và kết tinh strontium-90 - nghĩa là biến strontium-90 thành dạng tinh thể - trong vòng 30-60 phút và giữ tinh thể strontium-90 trong không bào của tảo. Đặc biệt, nó không thể kết hợp với canxi vô hại mà chỉ tập trung vào strontium-90 độc hại.

Nhà khoa học Minna Krejci - trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết nhóm sẽ tiếp tục thử nghiệm xem tảo Closterium moniliferum có khả năng tồn tại trong môi trường phóng xạ cao hay không. Họ cũng hi vọng nghiên cứu này sẽ giúp Nhật Bản giảm chi phí và thời gian khắc phục vụ sự cố ở Nhà máy Fukushima.

Ngoài ra, tảo còn có thể tiết ra nhiên liệu sinh học.

DUY PHÚC
Theo AP, AF (nthang)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu tạo giống Bạch đàn lai biến đổi gen cho chiều dài sợi gỗ (Giai đoạn 2)
Nhờ thành công từ nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam do ThS. Trần Đức Vượng dẫn đầu đã phát triển các giống bạch đàn lai biến đổi gen với chiều dài sợi gỗ tăng lên đáng kể. Giai đoạn đầu của dự án (2011-2014) đã được nghiệm thu vào năm 2015 và được tiếp nối bằng giai đoạn hai từ 2017 đến 2020. Mục tiêu chính của nghiên cứu là làm chủ công nghệ chuyển gen trên cây bạch đàn và tạo ra các giống bạch đàn lai có chiều dài sợi gỗ tăng 10% so với đối chứng.






Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->