Cơ khí [ Đăng ngày (10/04/2014) ]
Robot đào sâu dưới nước
Các nhà nghiên cứu Mỹ mới đây giới thiệu một loại robot mới có thể thực hiện động tác đào sâu với tốc độ nhanh, được hy vọng ứng dụng trong các hoạt động nghiên cứu dưới nước.

Theo Live Science, robot đào sâu có tên RoboClam, được lấy cảm hứng thiết kế từ loài trai móng tay Đại Tây Dương (Ensis directus). Đây là một loài động vật thân mềm sống ở dọc bờ biển Đại Tây Dương của Bắc Mỹ, có khả năng đào sâu trong lớp đất bùn hay cát.

Hoạt động đào sâu của RoboClam mô phỏng cách thức loài động vật thân mềm này chui qua các lớp bùn đất trong môi trường sống của chúng. Khi di chuyển, những con trai thực hiện chuyển động mở và đóng hai mảnh vỏ liên tục. Chuyển động với tốc độ nhanh giúp chúng lún trong nước và biến lớp đất cát rắn xung quanh cơ thể thành lớp đất lỏng hơn, giống như cát lún, nhờ đó chúng có thể đào sâu hơn.

RoboClam có thể đào với tốc độ trung bình khoảng 1 cm/giây. Trong thí nghiệm, phiên bản nguyên mẫu của RoboClam đào được ở độ sâu tối đa là gần 20 cm. Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ, cho biết mục tiêu nghiên cứu tiếp theo của họ là các thế hệ RoboClam có thể đào sâu hơn 10 m.

Với thiết kế này, RoboClam được hy vọng ứng dụng để hỗ trợ lắp đặt dây cáp ngầm hay đóng vai trò là bộ phận neo đậu các loại máy móc hoặc tàu thuyền dưới biển. Trong hoạt động quân sự, đây có thể là thiết bị giúp đưa thủy lôi hoặc các loại cảm biến xuống dưới nước.

Linh Anh
Theo vnexpress.net (tdkhiem)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu thành phần khí phát sinh từ đốt viên nén nhiên liệu rác thải nhựa và trấu
Hiện nay, rác thải rắn đô thị (municipal solid waste - MSW) là vấn đề lớn cần giải quyết ở quy mô toàn cầu. Rác thải MSW gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường đất, nước và không khí. Một vấn đề lớn trong đó là rác nhựa theo thời gian và dưới tác động của tia UV từ mặt trời sẽ phân rã thành những mảnh vi nhựa và phát tán ra môi trường nước làm cho các loài thủy sinh vật có nguy cơ bị nhiễm vi nhựa vào cơ thể của chúng. Sinh vật biển nhiễm vi nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là nguyên nhân lớn gây suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc và thành phần của hệ sinh thái biển. Một số công nghệ được áp dụng phổ biến cho xử lý rác thải MSW là chôn lấp, tạo phân bón cây trồng, đốt bỏ, đốt có thu hồi năng lượng, tạo ra khí nhiên liệu,…. Xét theo khía cạnh năng lượng, rác thải MSW nói chung và rác thải nhựa nói riêng hiện được xem là nhiên liệu có thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu, và khí đốt), thậm chí rác thải nhựa hiện là mặt hàng xuất nhập khẩu.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->