Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (31/03/2014) ]
Tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở phân ban Khe Rỗ, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang
Bảo tồn Thiên nhiên Tây Yên Tử không chỉ có tính đa dạng sinh học cao, mà còn có giá trị bảo tồn lớn. Mặc dù vậy, cho đến nay những nghiên cứu sâu về khía cạnh này vẫn còn ít ỏi và hạn chế.

Ảnh minh họa

Vì vậy, nghiên cứu này đã tập trung làm rõ tính đa dạng của thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn này. Bằng phương pháp kết hợp giữa kế thừa tư liệu với điều tra thực địa và phân tích mẫu vật chuẩn theo các hướng dẫn trong nghiên cứu về thực vật học, nghiên cứu đã xác định được 4 chỉ số quan trọng phản ánh tính đa dạng thực vật (I) Đa dạng thành phần loài, đã phát hiện khu bảo tồn có 1055 loài, thuộc 577 chi, 150 họ và 6 ngành. Ngành Mộc Lan có số loài nhiều nhất (980 loài, chiếm 92,90%), tiếp theo là Dương xỉ (58 loài, 5,50%), Thông đất (8 loài, 0,7656) và Thông (7 loài, 0,6696); Lá Thông và Thân đốt chỉ có 1 loài (0,09%). Các nguồn gien quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng gồm 45 loài (4,27% số loài) được ghi trong sách Đỏ Việt Nam và 12 loài thuộc nhóm 2 (1,14% số loài) được ghi trong Nghị định số 32/06/CP của Chính phủ. (II) Đa dạng về dạng sống, đã xác định phổ dạng sống ưu thế là nhóm cây chồi trên mặt đất (85,50%), các dạng sống khác có số loài ít hơn rõ rệt (chồi nửa ẩn 2,84%, chồi sát đất 1,23%, chồi ẩn 3,03% và cây một năm 7,40%). (III) Đa dạng các yếu tố địa lý thực vật, đá xác định nhóm yêu tố nhiệt đới chiếm ưu thế lớn (90,90%) (riêng châu Á nhiệt đới là ,24%) ; đặc hữu Việt Nam 4,64% và yếu tố khác 8,91%. (IV) Đa dạng về công dụng, đã phân nhóm giá trị sử dụng cho 932 loài (88,3596), trong đó loài cây làm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (50,43%). Với những kết quả đạt được, bài báo có ý nghĩa cho việc quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử theo hướng có giá trị bảo tồn cao dựa trên sự giàu có và tính đa dạng của khu hệ thực vật ở chính khu vực này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phân ban Khe Rỗ là nơi khá đa dạng về thực vật bậc cao có mạch.

Về thành phần loài thực vật bậc cao có mạch, có 1055 loài, 577 chi, 150 họ và 6 ngành. Đa dạng nhất ngành Mộc lan 980 loài (92,90%), tiếp theo là Dương xỉ 58 loài (5,50%), Thông đất 8 loài (0,76%), Lá thông và Thông đất chỉ có 1 loài (0,09%) mỗi ngành. Các nguồn gien quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ghi trong sách Đỏ Việt Nam (2007) 45 loài (4,27% tổng số loài), trong đó mức độ rất nguy cấp 1 loài (2,22%), nguy cấp 8 loài (17,78%) và sẽ nguy cấp 36 loài (80,00%); các loài ghi trong Nghị định 32/06/CP của Chính phủ ở nhóm 2 là 12 loài (1,14% tổng số loài).

Về dạng sống thì phổ dạng sống ưu thế là nhóm cây chồi trên (85,50%), còn các dạng sống khác thấp hơn nhiều lần (chồi nửa ẩn 2,84%, chồi sát đất 1,23%, chồi ẩn 3,03% và cây một năm 7,40%).

Về các yếu tố địa lý thực vật, đã xác định 1053 loài (99,81% tổng số loài), trong đó nhóm yếu tố nhiệt đới chiếm ưu thế hoàn toàn (90,90%); nhóm yếu tố châu Á nhiệt đới 70,24%; nhóm đặc hữu Việt Nam 4,64% và các yếu tố khác 8,91%.

Về công dụng, đã biết giá trị sử dụng 932 loài (88,35% tổng số loài), trong đó nhiều nhất cây làm thuốc (50,43%); tiếp theo cây cho gỗ (18,11%); còn lại các loài làm cảnh, cây ăn được, cho dầu béo, tinh dầu, nhựa, tanin, sợi,...

Với sự giàu có và tính đa dạng cao của thực vật bậc cao có mạch nêu trên, việc quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tây Yên Tử là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn.

ntbtra
Theo Tạp chí NN & PTNT (số 2, 2014)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->