Tự nhiên [ Đăng ngày (27/03/2014) ]
Đa dạng sinh học và mức độ tương đồng về thành phần loài bướm mắt rắn (Lepidoptera: Satyridae) ở vườn quốc gia Bạch Mã
Nhóm bướm ngày (Lepidoptera: Rhopalocera) khá đa dạng về thành phần loài và sinh cảnh phân bố. Hầu hết các loài là có xu hướng gắn liền với nơi sống tự nhiên nhất định, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự thay đổi của môi trường sống.

Bướm mắt rắn

Nghiên cứu đã xác định được 796 cá thể của 39 loài và 11 giống thuộc họ Bướm mắt rắn. Các chi số đa dạng sinh học và mức độ tuơng đồng về thành phần loài của họ này được xác định theo sinh cảnh, đai độ cao và đặc trưng khí hậu khác nhau. Sinh cảnh trảng cỏ có chi số phong phú về loài (d=3,96), chỉ số đồng đều (J’=0,89) và chỉ số đa dạng sinh học (H’=2,53) cao nhất. Các chỉ số này thấp nhất ở sinh cảnh đất nông nghiệp (d=l,41, H’=l,66). Chỉ số đồng đều về số lượng cá thể thấp nhất ở sinh cảnh rừng trồng (J=0,75). Mức độ tương đồng về thành phần loài cao nhất ở cặp sinh cảnh rừng trồng - trảng cỏ (SI = 45,62%) và thấp nhất ở cặp sinh cảnh rừng phục hồi - đất nông nghiệp (SI=21,59%). Chỉ số phong phú về loài ở đai cao dưới 1000 m (d=3,55) lớn hơn so với đai cao trên 1000 m (d=2,62). Tuy nhiên, mức độ đồng đều về số lượng cá thể của các loài và chỉ số đa dạng sinh học ở đai cao dưới 1000 m (J’=0,71; H’=2,11) lại thấp hơn so với đai cao trên 1000 m (J’=0,84; H’=2,15). Mức độ tương đồng về thành phần loài thấp giữa hai đai độ cao (SI=16,75%). Chỉ số phong phú của loài và chỉ số đa dạng sinh học ở vùng khí hậu Bắc Hải Vân (d=3,61, H’=2,17) cao hơn so với vùng khí hậu Nam Hải Vân (d=2,44, H’1,96). Chỉ số đồng đều về số lượng cá thể của các loài ở vùng Nam Hải Vân (J’=0,74) cao hơn so với vùng Bắc Hải Vân (J’=0,72). Mức độ tuơng đồng về thành phần loài giữa hai vùng khí hậu khá cao (SI=51,85%).

Sinh cảnh rừng phục hồi và rừng trồng có số luợng loài Bướm mắt rắn nhiều nhất (18 loài), sinh cảnh đất nông nghiệp có số loài bướm ít nhất (7 loài). Sinh cảnh rừng phục hồi có số lượng cá thể Bướm mắt rắn nhiều nhất (180 cá thể), sinh cảnh trảng cỏ có số lượng cá thể thấp nhất (57 cá thể). Sinh cảnh trảng cỏ có chỉ số phong phú, chỉ số đồng đều và chỉ số đa dạng cao nhất, thấp nhất ở sinh cảnh đất nông nghiệp.

Số lượng loài và số cá thể ở đai cao dưới 1000 m (20 loài, 212 cá thể) cao hơn so với đai cao trên 1000 m (13 loài và 97 cá thể). Chỉ số phong phú về loài ở đai cao dưới 1000 m (3,55) cao hơn so với đai cao trên 1000 m (2,62). Chỉ số đồng đều của các loài và chỉ số đa dạng sinh học ở đai cao dưới 1000 m (0,71, 2,11) thấp hơn so với đai cao trên 1000 m (0,84, 2,15).

Số loài bướm mắt rắn ở vùng khí hậu Bắc Hải Vân (20 loài) cao hơn so với vùng Nam Hải Vân (14 loài). Tuy nhiên, số cá thể ở vùng Bắc Hải Vân lại ít hơn (194 cá thể so với 208 cá thể ở vùng Nam Hải Vân). Chỉ số phong phú và chỉ số đa dạng sinh học ở vùng Bắc Hải Vân (3,61, 2,17) cao hơn so với vùng Nam Hải Vân (2,44, 1,96). Chỉ số đồng đều về số lượng cá thể của các loài ở vùng Nam Hải Vân (0,74) cao hơn so với vùng Bắc Hải Vân (0,72).

Mức độ tương đồng về thành phần loài cao nhất giữa sinh cảnh rừng trồng và trảng cỏ (45,62%) và thấp nhất ở cặp sinh cảnh rừng phục hồi và đất nông nghiệp (21,59%); mức độ tương đồng thấp giữa hai độ cao (16,75%), khá cao giữa hai vùng khí hậu (51,85%).

ntbtra
Theo Tạp chí NN & PTNT (số 2, 2014)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
 
Lắng nghe bản thân
Nhằm hướng đến một lối sống an bình, tích cực, không lo âu. Sống cho giây phút hiện tại, chậm rãi quan sát và ghi nhận mọi thứ chính là mục tiêu của sống tỉnh thức. Dường như trong cuộc đời mỗi người đều đều sẽ phải trải qua những khoảng thời gian rơi vào guồng quay của công việc: ngày đi làm, tối về việc gia đình, rồi đi ngủ, sáng hôm sau một chu trình như vậy lại được lặp lại. Những lúc như thế nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ép buộc bản thân mình quá mà hãy để cơ thể và tâm trí bạn có cơ hội để nghỉ ngơi.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->