Phát minh mới [ Đăng ngày (24/02/2014) ]
Kính nhìn thấy tế bào ung thư
Thiết bị giống kính đeo mắt của đại học Washington cho phép bác sĩ phẩu thuật nhìn thấy các tế bào ung thư - phát sáng màu xanh.

Kính cho phép bác sĩ phẩu thuật nhìn thấy các tế bào ung thư - phát sáng màu xanh.

Khi các bác sĩ đang thực hiện ca phẫu thuật trên bệnh nhân để loại bỏ một khối u ung thư, họ phải đối mặt với một thử thách lớn là làm sao phân tách các tế bào khỏe mạnh và tế bào ưng thư. Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu tại trường y St. Louis thuộc đại học Washington đã nghiên cứu ra một thiết bị giống kính đeo mắt của đại học Washington cho phép bác sĩ phẩu thuật nhìn thấy các tế bào ung thư - phát sáng màu xanh.

Các thử nghiệm đã cho thấy thiết bị có thể làm các khối u "hiện nguyên hình" dưới dạng các chấm xanh có đường kính từ 1 mm. Để khiến các tế bào phát màu xanh, indozyanine - một loại chất nhuộm được Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn sử dụng đã được tiêm vào khối u.

Chiếc kính này hoạt động bằng pin, kết nối không dây, có thể đeo được và quan trọng hơn cả là không làm vướng víu tay chân bác sĩ. Trên kính đeo có tích hợp một bộ truyền dẫn hình ảnh tần số radio cho phép hệ thống truyền hình ảnh theo thời gian thực đến một khu vực bên ngoài nơi hình ảnh được người đeo nhìn thấy có thể được hiển thị sinh động trên màn hình. Điều này cho phép các chuyên gia bên ngoài quan sát những gì đang xảy ra trong quá trình phẩu thuật từ tầm nhìn của các bác sĩ đang trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật và cung cấp các phản hồi chuyên môn và hình ảnh phân tích. Qua đó, hệ thống có thể được áp dụng vào các hoạt động xét nghiệm tại chỗ, can thiệp y tế, xác định bệnh lý theo thời gian thực và thậm chí tư vấn y tế từ xa.

Thiết bị của đại học Washington có thể được xem là một bước cải tiến của các phương pháp ảnh hóa trong quá trình phẫu thuật. Các phương pháp này thường tốn kém, phức tạp, mất nhiều thời gian triển khai và ẩn chứa nhiều nguy cơ. Chẳng hạn như trong phương pháp xạ hình, việc sử dụng chất đánh dấu đồng vị phóng xạ có thể phát ra các bức xạ ion nguy hiểm đối với bệnh nhân và cả bác sĩ phẫu thuật. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc nhộm xanh để quan sát các hạch bạch huyết bảo vệ (SLN) bằng mắt thường cũng có thể gây ra các phản ứng bất lợi.

T.H
Theo vietq.vn (ntbtra)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->