Ảnh mô tả (Internet)
Bạch quả có tên khoa học Ginkgo biloba L. thuộc họ Bạch quả Ginkgoaceae.
Mô tả: bạch quả là một cây to, cao 20-30 m, thân phân thành cành dài. Phiến lá hình quạt. Quả hạch, kích thước bằng quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu.
Phân bố, thu hái và chế biến: Bạch quả có nguồn gốc ở tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Từ năm 1995, Việt Nam đã nhập hạt bạch quả từ Nhật Bản và Pháp về trồng ở Sapa (Lào Cai), nhưng cây sinh trưởng rất chậm. Bộ phận được dùng làm thuốc là lá phơi hay sấy khô.
Thành phần dược lý
- Nhân bạch quả chứa 5,3% protein, 1,5% chất béo, 68% tinh bột, 1,57% tro, 6% đường.
- Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol.
- Lá bạch quả chứa hai loại hoạt chất: các hợp chất flavonoic và các tecpen.
Các đơn thuốc từ bạch quả
- Chữa cảm lạnh, ho có đờm, có khi thở suyễn, cổ có tiếng khò khè: bạch quả 7 trái nướn chín cùng với lá ngải cứu. Mỗi quả bạch quả được bọc bởi một lá ngải cứu, sau đó bao giấy ướt xung quanh rồi đem nước cho thơm. Bỏ hết giấy và lá ngải, chỉ ăn nguyên bạch quả. Mỗi ngày dùng 3-4 quả.
- Bạch quả định suyễn thang: bạch quả 21 quả sao vàng, ma hoàng 12 g, tô tử 8 g, khoản đông hoa, chế bán hạ, tang bạch bì đều dùng mật sao, các vị 8 g, hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, hoàng cầm sao qua, đều 6 g, cam thảo 4 g. Nước 600 ml, sắc 3 lần. Gạn lấy nước, chia uống trong ngày.
- Chống não suy và bệnh Alzheimer: mỗi ngày sử dụng 120 mg cao chiết từ lá bạch quả giúp trí óc minh mẫn và phản ứng nhanh nhạy hơn
- Tăng cường trí nhớ và tập trung tinh thần: mỗi ngày dùng khoảng 40 mg cao bạch quả sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc hiệu quả rõ rệt
- Chống lão hóa: ngày 2-3 lần, mỗi lần 40 mg cao khô.
Tuy nhiên một vài đối tượng không dùng được cao bạch quả
- Người sử dụng các thuốc chống đông máu như Aspirin và Warfarin.
- Người đang dùng các chất ức chế monoamin oxidaza (MAOI).
- Phụ nữ đang mang thai mà không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
Các hiệu ứng phụ của bạch quả có thể là: tăng rủi ro chảy máu, khó chịu đường ruột, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đánh trống ngực, bồn chồn. Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào cần dừng ngay việc sử dụng bạch quả.
Tài liệu tham khảo
Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Số trang 1274 : tr774-775.
Web tham khảo
http://www.caythuoc.vn. “Công dụng & thành phần dược tính chữa bệnh của cây bạch quả”
http://www.thuocvuonnha.com. “Dừa cạn – Từ tiểu đường đến ung thư” |