Tự nhiên
[ Đăng ngày (31/12/2013) ]
|
Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh trưởng vòng năm và phân vùng sinh thái thích hợp loài Pơ Mu (Fokienia Hodginsii) ở Việt Nam
|
|
Đề tài do Trần Quang Bảo (Trường Đại học Lâm nghiệp) và Vũ Đình Thắng (Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp) đồng thự hiện, nhằm nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và quy luận biến động bề rộng vòng năm của Pơ Mu, phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và cường độ hoạt động mặt trời tới sinh trưởng vòng năm Pơ Mu, làm cơ sở phân vùng sinh thái thích hợp cho bảo tồn và phát triển Pơ Mu ở Việt Nam. Mẫu thớt gỗ và số liệu khí tượng được thu thập tại Phù Yên, Sơn La.
|
Ảnh minh họa
Pơ Mu (Fokienia hodginsii) thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae) là loài cây thuộc hệ thực vật Nam Trung Quốc - Bắc Việt Nam. Tại Việt Nam, Pơ Mu có phạm vi phân bố rộng, tại các tỉnh phía Bắc cho đến các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Pơ Mu thường mọc trên các địa hình đất đá vôi hay đất nguồn gốc granit từ độ cao 900 m trở lên trong rừng hỗn loài thường xanh, hoặc mọc thành từng đám tập trung. Gỗ Pơ Mu rất có giá trị, có độ bền cao không bị mối mọt, ít cong vênh, tinh dầu Pơ Mu có mùi thơm có khả năng diệt khuẩn cao. Hiện nay, Pơ Mu đang là đối tượng bị khai thác quá mức nên rất cần được bảo vệ và phát triển.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Cây Pơ Mu giải tích có tuổi là 240 năm, bề rộng vòng năm biến động mạnh theo thời gian và mang tính quy luật theo chu kỳ, dao động trong khoảng từ 9 năm đến 14 năm. Hầu hết các chỉ tiêu khí hậu đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng của Pơ Mu; ảnh hưởng mạnh nhất là chỉ số ẩm từ tháng 5 đến tháng 10 (r=0,5). Cường độ hoạt động mặt trời có liên hệ tương đối chặt với chỉ số tương đối H21/33 (r = 0,51). Dựa trên những kết quả đã đạt được, các tác giả đã phân vùng sinh thái thích hợp cho cây trồng và phát triển Pơ Mu ở Việt Nam theo 3 chỉ tiêu: địa hình, lượng mưa và chỉ số ẩm.
|
N.C
Theo Tạp chí NN&PTNT, 01/2013 |