Tự nhiên
[ Đăng ngày (30/12/2013) ]
|
Nghiên cứu hiện trạng và điều kiện sinh cảnh của loài cò thìa (Platalea minor) tại vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định
|
|
Đề tài do nhóm tác giả Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên thực hiện nhằm nghiên cứu hiện trạng thay đổi số lượng loài cò Thìa qua một số năm, các yếu tố ảnh hưởng tới phân bố và điều kiện sinh cảnh sống thích hợp cho loài cò Thìa tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.
|
Ảnh minh họa
Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Thủy là khu ngập nước đầu tiên ở Việt Nam đăng kí tham gia công ước Ramsar quốc tế về bảo tồn đất ngập nước. Đây là một vùng đất có sự đa dạng sinh học cao và là nơi trú ngụ, tránh rét về mùa đông của nhiều loài chim di cư, trong đó có loài cò Thìa (Platalea minor), một loài chim được xếp tại mức EN (nguy cấp) theo thang đánh giá của IUCN.
Kết quả nghiên cứu tà năm 2002 đến 2006 cho thấy số lượng cá thể trên ngưỡng 60, đỉnh điểm vào năm 2005 - 2006 là 74 cá thể. Tuy vậy ở giai đoạn 2011 - 2012 sổ lượng được xác định chỉ còn 30 cá thể; có 3 sinh cảnh chinh tại khu vục nghiên cứu, trong đó sinh cảnh đầm tôm là thích hợp vói cò Thìa; một sổ yếu tố ảnh hường tới sự xuất hiện của loài cò Thìa như quai đê lấn biển, quây vùng nuôi tôm, v.v... Từ kết quả nghiên cứu đã xác định đưọc nhiều yếu tố sinh thái - môi trường tác động tới sự phân bổ của loài. Trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám tại 78 điểm nghiên cứu cho thẩy có: 7/78 điểm rất thích nghi, 11/78 điểm thích nghi, 5/78 điểm thích nghi trung bình, 14/78 điểm thiếu thích nghi, 41/78 điềm không thích nghi vói lối sống của cò Thìa. Nghiên cứu là cơ sờ quan trọng xác định chiến lược cho việc bảo tồn loài chim di cư quy hiếm này và là phương pháp tiếp cận quan trọng cho việc bảo tồn đa dạng sinh học ờ nưỏc ta.
|
ttncac
Theo Tạp chí NN&PTNT, 01/2013 |