Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (30/12/2013) ]
Nghiên cứu đa dạng di truyền của 16 giống ớt (Capsicum annuum spp.) nhập nội dựa vào chỉ thị phân tử SSR
Nghiên cứu do tác giả Trương Trọng Ngôn - Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm xác định được đa dạng di truyền của 16 giống ớt nhập nội thông qua việc khảo sát bộ gien dựa vào chỉ thị phân tử SSR để giúp công tác chọn, tạo nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ cho công tác lai tạo giống mới, thích hợp với điều kiện canh tác tại Việt Nam.

Ảnh minh họa

Cây ớt được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Nam bộ, Việt Nam. Trong những năm gần đây, một số tình vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng đã bắt đầu trồng ớt với diện tích ngày càng lớn nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, các công ty sản xuất các mặt hàng thực phẩm để tiêu thụ và xuất khẩu, đem lại lọi nhuận cao. Tuy nhiên, công tác giống chưa được quan tâm nhiều, đầu tư thấp nên năng suất không cao. Do đó, việc cải tạo năng suất và nâng cao chất lượng ớt đang là nhiệm vụ hết sức cấp bách mà các nhà chọn giống cần phải quan tâm và thực hiện.

Nghiên cứu đa dạng di truyền là một trong những bước quan trọng của chương trình chọn giống cây trồng. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phương pháp đánh giá dựa vào dấu phân tử ADN đưọc nhiều nhà khoa học quan tâm do dấu này không chịu ảnh hưởng bởi giai đoạn sinh trưởng, mùa vụ và các biện pháp canh tác. Trong số các dấu phân tử đã sử dụng thì SSR được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong việc phân tích đa dạng di truyền, nghiên cứu cấu trúc di truyền quần thể, quá trình tiến hóa và lập bản đồ gien.

Sự đa dạng di truyền của 16 giống ớt nhập tù AVRDC bước đầu được đánh giá bằng cách khảo sát 7 mồi của chỉ thị phân tử SSR. Tất cả các mồi SSR đều cho bàng đa hình khi điện di trên 16 giống ớt. Trong nghiên cứu này số alen dao động từ 3 đến 8 alen. Trong 40 alen được phát hiện trung bình có 5,15 alen trên một locus. Giá trị lượng thông tín đa hình (PIC) đao động tư 0,63 (Hpms 1-69) đến 0,85 (Hpms 1-172) và trung bình là 0,76. Kết quả phân tích trên giản đồ hình nhánh cho thấy 16 giống tập trung chủ yếu vào hai nhóm chính: nhóm A (5 giống) và nhóm B (11 giống). Hai giống AVPP0025 và AVPP0414 giống nhau 100% về mặt di truyền. Hệ số tương đồng di truyền của 16 giống dao động từ 0,68 đến 1,00. Sự phân nhóm này sẽ giúp ích nhiều cho các nhà chọn giống có hướng chọn cha mẹ tốt để lai tạo nhằm có được giống mới thích nghi với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau ở đồng bằng sông Cửu Long. Các giống ớt này đã được xác định là có gien kháng bệnh thán thư (anthracnose), vì vậy chúng là nguồn vật liệu khởi đầu tốt cho chương trình cải thiện giống sắp tới.

ttncac
Theo Tạp chí NN&PTNT, 01/2013
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->