Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (30/12/2013) ]
|
Kết quả nghiên cứu lai tạo các tổ hợp hạt lai từ nguồn vật liệu khoai tây Andigena tại Sapa, Lào Cai
|
|
Đề tài thực hiện với sự phối hợp giữa các đơn vị Trung tâm Khoai tây Quốc tế, (International Potato Center - CIP), Viện Sinh học Nông nghiệp (IAB)-Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (HUA), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ (RCRDC), Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm (FCRI), Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS).
|
Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là loại cây lương thực có tầm quan trọng đứng thứ 4 sau lúa mì, ngô và lúa nước (Hawkes, 1994). Các giống khoai tây thuộc loài phụ này được gọi chung là những giống khoai tây thuộc nhóm Tuberosum. Khác vói các giống Tuberosum, các giống Andigena thích ứng với ngày ngắn (short day), có góc lá hẹp, phiến lá hẹp, nhiều lá chét, đầu lá chét hơi nhọn, tia củ dài, mỗi khóm thường có nhiều củ, thân, cuống lá và mắt củ thường có nhiều sắc tố tím hoặc tía, nhiều giống có mắt củ sâu.
Nghiên cứu khả năng lai tạo ra các hạt lai tại vùng cao Sa Pa, Lào Cai từ nguồn gien khoai tây Andigena chống bệnh vi rút và nguồn gien khoai tây Andigena chống bệnh mốc sương (Phytophthora infestans (Mont) de Bary) để sử dụng trong việc chọn lọc giống khoai tây, và nghiên cứu xác định khả năng sử dụng vùng cao Sa Pa cho việc lai tạo giống khoai tây chính là mục đích đề tài cần đạt được.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, với các dòng bố mẹ có nguồn gốc Andigena nhận từ CIP, việc lai tạo giống khoai tây có thể được tiến hành tại vùng cao Sa Pa vào giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Số quả lai được tạo ra ở các nhóm lai khác nhau (nhóm sử dụng hỗn hợp hạt phấn của các dòng kháng vi rút và nhóm sử dụng hỗn họp hạt phấn của các dòng kháng mốc sương khác nhau phụ thuộc vào các dòng nhận phấn (dòng mẹ). Các dòng được chọn lọc từ các tổ hợp lai từ chu kỳ thứ nhất của cả hai nhóm con lai (nhóm kháng vi rút và nhóm kháng mốc sương vẫn tiếp tạc duy trì được khả năng ra hoa và khả năng thụ phấn, thụ tinh khi lai tạo trong điều kiện trồng trọt tại Sa Pa, Lào Cai vào thời gian tà tháng 5 đến tháng 10 năm 2010. Quả lai thu được ở cả hai chu kỳ lai đều đã hình thành hạt số lượng hạt trung bình/quả rất khác nhau ở các tổ hợp lai và các nhóm lai khác nhau. Tổng số 536.208 hạt lai thu được là rất lớn, nhóm sử dụng hỗn hợp hạt phấn kháng vi rút đã cho 253.895 hạt lai ờ chu kỳ lai tạo thứ nhất và 166.854 hạt lai ở chu kỳ lai tạo thứ hai; đồng thời, nhóm sử dụng hỗn hợp hạt phấn kháng bệnh mốc sương đã cho 83.385 hạt lai ở chu kỳ lai tạo thứ nhất và 32.074 hạt lai ở chu kỳ lai tạo thứ hai. Số lượng rất lớn hạt lai này là nguồn vật liệu khởi đầu cfuý và đa dạng cho công tác chọn tạo giống khoai tây ở Việt Nam. |
ttncac
Theo Tạp chí NN&PTNT, 01/2013 |