Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (28/12/2013) ]
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bột gỗ và nhựa polypropylene tái chế đến tính chất compozit gỗ - nhựa
Nghiên cứu do các tác giả Vũ Huy Đại – Trường Đại học Lâm nghiệp và Phạm Gia Huân - Trường Đại học Bách khoa thực hiện nhằm góp phần vào việc tạo lập những căn cứ để nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất compozit gỗ nhựa ở nước ta, đã nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ bột gỗ Keo tai tượng và nhựa tái chế pp đến tinh chất của hạt compozit gỗ- nhựa để sản xuất vật liệu compozit gỗ - nhựa bằng phương pháp ép đùn.

Nghiên cứu chế tạo compozit gỗ - nhựa từ phế liệu gỗ Keo tai tượng và nhựa tái chế polypropylen (PP) với các cấp tỷ lệ phần trăm khối lượng khác nhau; xác định ảnh hưởng của tỷ lệ phần trăm của bột gỗ keo tai tượng và nhựa tái chế polypropylen ở các cấp khác nhau: 50/50, 60/40, 70/30 đến tinh chất cơ lý của compozit gỗ nhựa: chỉ số chảy hạt gỗ - nhựa đạt 1,38-1,15 g/10 phút; khối lượng thể tích 1,04-1,15 g/cm3, độ hút nước 6,58-7,52%, độ trương nở chiều dày 3,21-5,12%, độ bền uốn 18,27- 17,23 MPa, độ bền kéo 16,32 - 13,38 MPa.

Độ bền cơ học của compozit gỗ - nhựa được sản xuất từ nhựa phế thải và phế liệu gỗ là tương đối cao, độ hút nước, độ dãn nở rất thấp, nên đáp ứng được yêu cầu của vật liệu compozit sử dụng trong xây dựng, đồ mộc, nội, ngoại thất để làm các chi tiết, kết cấu yêu cầu tỷ trọng thấp cường độ chịu lực không cao, khả năng chống chịu môi trường tốt và có thể tái sử dụng. Tuy nhiên để giảm độ hút nước, trương nở và nâng cao độ bền cơ học compozit gỗ - nhựa này cần thiết phải tăng cường sự liên kết dán dính giữa bột gỗ và nhựa pp bằng cách bổ sung thêm hàm lượng các chất trợ tương hợp MAPP với một tỷ lệ thích hợp.

Căn cứ vào mục đích sử dụng vật liệu compozit gỗ - nhựa có thể lựa chọn tỷ lệ bột gỗ/nhựa hợp lý, lưu ý rằng tỷ lệ bột gỗ càng cao, độ bền cơ học của gỗ giảm xuống, độ hút nước, trương nở tăng lên. Tuy nhiên vật liệu sẽ có tính chất gần với gỗ hơn.

Kết quả nghiên cứu đã chế tạo được compozit-gỗ nhựa từ nhựa tái chế pp và bột gỗ Keo tai tượng. Điều này có thể khẳng định rằng việc kết hợp giữa gỗ và nhựa tạo vật liệu compozit gỗ nhựa sẽ góp phần năng cao hiệu quả sử dụng gỗ và bảo vệ môi trường.

ttncac
Theo Tạp chí NN&PTNT, số 20/2013
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->