Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trong giai đoạn năm 2011-2015, tình Thừa Thiên - Huế phấn đấu đưa vào hoạt động các công trình thủy điện lớn và nhỏ với tổng công suất khoảng 500 MW. Hiện nay, 5 công trình thủy điện chính đã và đang được triển khai tại Thừa Thiên - Huế là A Lưới, Hương Điền, Bình Điền, Alin B1 và Tả Trạch với tổng công suất 360 MW, chiếm 80%. Mặc dù các thủy điện được xây dựng sẽ mang lại những lợi ích to lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên -Huế, tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và vận hành, công trình sẽ gây các tác động như phá hoại tài nguyên rừng, thải ra các chất thải gây ô nhiễm đất và nước bao gồm chất thải khí từ các tuabin, bụi, chất rắn từ các sản phẩm thừa, nước thải sản xuất... Ngoài ra các công trình cũng làm nảy sinh nhiều tác động tiêu cực cho người dân như làm mất đất sinh hoạt và sản xuất, làm suy giảm sản luọng đánh bắt cá, động vật... Công trình thủy điện A Lin B1 nằm trên suối A Lin, thuộc địa phận xã Hồng Trung, Hồng Vân, huyện A Lưới, nhà máy xả nước vào sông Rào Trăng là nhánh cấp 1 của sông Bồ - là con sông ở phía Bắc thành phố Huế. Sau khi hoàn thành công trình này sẽ cung cấp khoảng 42 MW điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong tỉnh và hòa vào mạng lưới điện quốc gia. Mặc dù vậy công trình cũng đã gây những tác động đáng kể đến nguồn tài nguyên và sinh kế của người dân tại khu vục mà nó đang được xây dựng. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy được những ảnh hường của công trình đến môi trường và đời sống của người dân tại xã Hồng Vân, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên- Huế, như sau:
Việc xây dựng thủy điện A Lin B1 tại huyện A Lưới đã làm suy giảm về tổ thành các loài thực vật thân gỗ, cũng như chất lượng các khu rừng xung quanh, gây ảnh hưởng lên 224,50 ha rừng tại địa phương khiến 11.800 m3 gỗ bị chặt hạ (tại khu vực xây dựng thủy điện). Ngoài ra, môi trường sống của các loài động vật bị thu hẹp một cách đáng kể, làm suy giảm các loài động vật rừng trên địa bàn. Ngoài ra tiếng ồn phát ra từ các hoạt động nổ mìn, phá núi... không chỉ ở ban ngày mà cả ở ban đêm đã vượt xa mức quy định làm các loài động vật, đặc biệt là các loài thú lớn phải rời khu vực cư trú thân thuộc, tìm các địa điểm khác để sinh sống.
Nguồn vốn tự nhiên tại khu vực nghiên cứu đã có sự thay đổi đáng kể sau khi triển khai dự án xây dựng thủy điện bao gồm đất đai, nguồn nước, không khí, tài nguyên rừng... Có đến 47,5% tổng số hộ được điều ứa tại khu vực nghiên cứu bị thu hồi gần như 100% diện tích đất sản xuất khiến đời sống người dân trở nên khó khăn và tình trạng thiếu lương thực tăng lên gần gấp đôi (từ 45% lên 80% tổng số hộ điều tra).
Cơ cấu lao động tại khu vực nghiên cứu đã bị thay đổi đáng kể, các hộ gia đình từ chỗ thiếu lao động chuyển sang thừa lao động (chiếm đến 83,6% tổng số hộ điều tra).
Chi có 8% số hộ nhận tiền bồi thường, hỗ trợ đầu tư cho việc học nghề và cho con em đi học. Phần lớn số hộ đều sử dụng nguồn vốn này để đầu tư xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản, chiếm đến 65% tổng số hộ được điều tra. Với thời gian rảnh rỗi nhiều, thất nghiệp do không còn đất để sản xuất đi kèm với có nhiều tiền mặt từ các khoản bồi thường, sẽ là tiền đề cho các tệ nạn xã hội như say bia rượu, nạn cờ bạc gia tăng.
Sau khi thu hồi đất có đến 80% số hộ có thu nhập giảm, 20% số hộ có thu nhập không đổi và không cổ hộ nào có thu nhập tăng so với trước khi thu hồi đất. Sau thu hồi đất người dân đầu tư mua sắm những đồ dùng sinh hoạt hiện đại, như vậy đã có sự luân chuyển từ nguồn vốn tài chính sang nguồn vón vật chất. Tuy nhiên, đa số nguồn vốn vật chất này là phương tiện sinh hoạt mà không phải là phương tiện sản xuất
Đây cũng là nền tảng cho việc xây dựng cơ chế chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên có liên quan. |