Xã hội-Nhân văn [ Đăng ngày (19/12/2013) ]
Thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định năm 2013
Nghiên cứu thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV của phụ nữ sinh con tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, năm 2013 để từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm hỗ trợ việc triển khai can thiệp đạt hiệu quả hoạt động của chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và công tác phòng chống HIV/AIDS tại địa phương.

Ảnh minh họa (nguồn: internet)

Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Thị Hải Nam – Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Định, Đỗ Mai Hoa – Trường Đại học Y tế công cộng và Phạm Đức Mạnh – Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

Nghiên cứu được tiến hành trên phụ nữ mới sinh con tại khoa Sản, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 2 đến tháng 5/2013.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có ¼ đối tượng nghiên cứu được tư vấn trước xét nghiệm HIV trong thời gian mang thai, khoảng 40% đối tượng nghiên cứu làm xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai và 1/5 được tư vấn sau xét nghiệm HIV. Tổng hợp lại, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai còn thấp (18,3%). Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu làm xét nghiệm mà không được tư vấn trước xét nghiệm là hơn 42% và gần ½ đối tượng nghiên cứu có làm xét nghiệm HIV mà không được tư vấn sau xét nghiệm. Như vậy chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại tỉnh Bình Định cần tăng cường hơn nữa các biện pháp nhằm tăng cường tỷ lệ phụ nữ mang thai sử dụng đúng và đủ các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV.

Một số biện pháp nên được tiến hành như sau:

-  Thường xuyên quảng bá các thông tin về dịch vụ tư vấn xét nghiệm và dự phòng lây truyền mẹ con trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên đài phát thanh truyền hình địa phương.

-  Gắn các hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai với quy trình khám thường quy tại dịch vụ sản phụ.

-  Phòng khám tư nhân là nơi chủ yếu phụ nữ mang thai lựa chọn đến chăm sóc, quản lý thai nghén (48,7%) do vậy Chương trình phòng lây HIV từ mẹ sang con tại Bình Định nên phối hợp chặt chẽ với các phòng khám tư nhân để tổ chức tư vấn về lợi ích của việc làm xét nghiệm HIV sớm và chuyển tiếp phụ nữ mang thai đến các cơ sở y tế để sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV trên địa bàn tỉnh. Một số biện pháp cụ thể nên tiến hành với các cơ sở y tế tư nhân:

-  Tổ chức đào tạo kỹ năng tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế  sản các tuyến và phòng khám tư nhân.

-  Triển khai công tác giám sát, kiểm tra dịch vụ y tế tư nhân thực hiện đúng quy định chuyên môn về tư vấn HIV/AIDS và cung cấp thông tin về dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai khi đến khám thai./.

Cẩm Tú
Theo Tạp chí Y học thực hành, số 8 (878) năm 2013
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú xuất phát từ u quái giáp và cách tiếp cận liên chuyên khoa
Ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú xuất phát từ u quái giáp (PTC) là một thể bệnh lâm sàng cực kỳ hiếm gặp. Biểu hiện lâm sàng, tiêu chuẩn chẩn đoán, phương pháp điều trị còn nhiều điều chưa rõ ràng do sự thiếu hụt về cơ sở dữ liệu. Trần Nhật Huy - Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận một ca lâm sàng về thể bệnh này và cho thấy sự hiệu quả của việc phối hợp các chuyên khoa khác nhau nhằm đạt được sự tối ưu trong việc quản lý và điều trị cho bệnh nhân.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->