Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (16/12/2013) ]
Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải cao để xác định phân bố và khả năng hấp thụ cacbon của rừng
Việc ứng dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải cao nhằm xây dựng các bản đồ tài nguyên rừng, xác định sinh khối và trữ lượng cacbon của rừng đang là một hướng mới trong việc áp dụng công nghệ viễn thám trong lâm nghiệp.

Ảnh: Internet

Nghiên cứu do nhóm các tác giả Trần Quang Bảo, Lê Thái Sơn (trường ĐH Lâm Nghiệp) thực hiện với mục tiêu sử dụng ảnh vệ tinh SPOT-5 để phân loại và xác định khả năng hấp thụ cacbon của rừng nhằm xây dựng được bản đồ tài nguyên rừng để có thể sử dụng trong công tác quy hoạch quản lý tài nguyên rừng, xác định giá trị tín chỉ cacbon, vận hành cơ chế pháp triểm sạch CDM, REDD+ góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu đã sử dụng ảnh vệ tinh SPOT-5, kết hợp với số liệu điều tra trên 30 ô tiêu chuẩn điển hình ở các trạng thái rừng ở xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh nhằm thành lập bản đồ tài nguyên rừng, tính toán sinh khối và lượng cacbon hấp thụ cho các trạng thái rừng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực xã Cẩm Mỹ hiện có các loại hình sử dụng đất chủyếu là: Thủy hệ (sông, suối,…), khu vực dân cư, đất nông nghiệp, trảng cỏ, cây bụi (IA, IB, IC), rừng giàu IIIB, rừng trung bình IIIA2, rừng nghèo IIIA1, rừng phục hồi IIA, IIB, rừng trồng và đất trống.

Phương pháp phân loại có lựa chọn vùng mẫu Maximum Likelihood có độ chính xác 86,67%; cao hơn phương pháp Minimum Distance (độ chính xác là 68,33%). Có thể sử dụng phương pháp Maximum Likelihood kết hợp với việc giải đoán bằng mắt và điều tra ngoài thực địa để thành lập bản đồ tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.

Các giá trị về trữ lượng, tổng sinh khối và lượng cacbon hấp thụ của các trạng thái rừng có sự tương quan khá rõ nét. Các giá trị này ở trạng thái rừng giàu là lớn nhất (trung bình: trữ lượng 209,9561 m3/ha, tổng sinh khối 183,5456 tấn/ha, khả năng hấp thụ cacbon 24,667 tấn/ha); tiếp sau đó là trạng thái rừng tủng bình, rừng trồng, …; thấp nhất là ở trạng thái thảm cỏ, cây bụi.

Sơ đồ quy trình xây dựng bản đồ tài nguyên rừng từ tư liệu ảnh vệ tinh SPOT-5 là kết quả bước đầu cho một khu vực cụ thể, chưa đại diện hết cho nhiều trạng thái rừng khác nhau ở Việt Nam. Cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu thử nghiệm ở nhiều khu vực khác nhau để quy trình được hoàn thiện hơn.

Chà My
Theo Tạp chí NN&PTNT- kỳ 1- tháng 5/2013
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->