Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (13/12/2013) ]
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến năng suất, chất lượng giống chè LDP1 và Phúc Vân Tiên tại Thái Nguyên
Phân bón qua lá được phát hiện từ năm 1954, nhưng mãi đến những năm 1970-1980 các nhà khoa học ở nhiều nước trên thế giới mới xác nhận là có hiệu lực với cây trồng và nhanh hơn so với bón phân trực tiếp, cây trồng có thể tiếp nhận được đến 95% lượng phân đưa vào (Lê Văn Tri, 2002)

Với mục đích đánh giá ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến năng suất và chất lượng giống chè LDP1 và Phúc Vân Tiên tại Thái Nguyên trên một số khu vực trồng chè để đưa ra kiến nghị về phương pháp sử dụng phân bón lá cho các giống chè nghiên cứu, nhóm tác giả gồm Võ Thị Thanh Thủy, Nguyễn Viết Hưng, Nguyễn Thế Hùng, Hoàng Văn Chung, Nguyễn Thế Tuấn đến từ Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến năng suất, chất lượng giống chè LDP1 và Phúc Vân Tiên tại một số khu vực trồng chè tại Thái Nguyên”

Giống chè được sử dụng trong nghiên cứu là giống chè LDP1 và giống chè Phúc Vân Tiên. Các loại phân bón là được sử dụng là: Phân bón lá Pomior, phân bón lá rong biển, phân bón lá Yogen No.2.

Với các nguyên liệu trên, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến năng suất và chất lượng giống chè LDP1 tại một số khu vực khác nhau; Ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến năng suất và chất lượng giống chè Phúc Vân Tiên tại một số khu vực khác nhau. Kết quả nghiên cứu như sau:

- Tại vùng đất có hàm lượng mùn cao >2%, độ dốc từ <80, chủ động tưới, sử dụng phân bón lá đã làm tăng năng suất chè, nhưng sai khác không có ý nghĩa; vì vậy tại vùng đất rất thích hợp cho cây chè không nên phun bổ sung các loại phân bón qua lá cho giống chè LDP1 và Phúc Vân Tiên;

- Đối với loại đất có hàm lượng mùn <2%, có độ dốc lớn, không chủ động tưới, sử dụng phân bón lá đã làm tăng năng suất chè, năng suất tăng cao nhất đối với giống chè LDP1 tại Đại Từ, năng suất tăng 23,17% so với không phun bổ sung. Phân bón lá Yogen No2 và Pomior có tác dụng tốt hơn cho các giống chè so với phân bón lá rong biển. Các loại phân bón qua nghiên cứu không làm thay đổi thay phần sinh hóa của giống chè LDP1 và Phúc Vân Tiên.

ntdien
Theo Tạp chí NN & PTNT số 14/2013
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->