Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (30/11/2013) ]
|
Kết quả nghiên cứu mô bệnh học và siêu cấu trúc của bệnh đen thân trên cá rô đồng (Anabas testudineus) nuôi thâm canh
|
|
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tiếp cận bằng phương pháp chẩn đoán mô bệnh học trên kính hiển vi điện thông thường và phân tích siêu cấu trúc mô cá rô đồng bị bệnh đen thân bằng kính hiển vi điện tử truyền qua. Đây là đề tài đầu tiên phân tích về sự biến đổi trên cấu trúc một số tổ chức mô và xác định sự có mặt của mầm bệnh trên cá rô đồng bị bệnh đen thân.
|
Ảnh minh họa
Bệnh đen thân là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng xuất hiện trên cá rô đồng nuôi thâm canh không mang tính chất mùa vụ mà thường xảy ra ở giai đoạn cá nuôi từ 25 đến 60 ngày tuổi; ở tất cả các vùng nuôi cá rô đồng thâm canh gây thiệt hại từ 40-70%, cá biệt có những trường hợp lên tới 90-100%. Dấu hiệu bệnh lý điển hình là cá có hiện tượng nổi lờ đờ trên mặt nước, toàn thân chuyển màu đen và chết. Khi gải phẫu gan cá có hiện tượng xuất huyết hoặc chuyển màu vàng nhạt, ruột không có hoặc có rất ít thức ăn.
Với phương pháp phân tích mô bệnh và hiển vi điện tử, sự biến đổi một số tỏ chức mô và sự hiện diện của mầm bệnh đã được miêu tả thông qua các kết quả nghiên cứu sau:
· Mô mang, mô gan, mô thận cá rô đồng bị bệnh đen thân có hiện tượng xuất huyết. Tế bào mang cá có hiện tượng tăng sinh, ống gan, ống thận có hiện tượng teo nhỏ và tế bào bong tróc tập trung vào trong long ống gan, thận.
· Mô gan, mô não và mô ruột xuất hiện các không bào nằm rải rác trong tổ chức mô.
· Mô mang, mô gan, mô thận và mô ruột xuất hiện một số tế bào có nhân trương to mắt màu hồng hoặc tím hồng của thuốc nhuộm giống như thể vùi của virut.
· Có sự hiện diện của các hat virut trong bào tương của tế bào gan và tế bào thận cá rô đồng bị bệnh đen thân. Virut dạng hình cầu đối xứng, kích thước hạt virut khoảng 150-160 nm.
|
Ngọc Các
Theo Tạp chí NN&PTNT, 15/2013 |