Cơ khí [ Đăng ngày (18/11/2013) ]
Máy bay đa năng
Sau những thảm họa thiên nhiên như siêu bão Haiyan tàn phá Philippines, công tác cứu trợ những khu vực ảnh hưởng thường rất khó khăn do cơ sở hạ tầng đã hư hỏng nặng. Vì vậy, Ủy ban châu Âu đã đặt hàng các nhà khoa học gấp rút thiết kế một loại máy bay đa năng. Đó là chiếc máy bay có thể hạ và cất cánh ở đường băng rất ngắn, có thể hoạt động như trực thăng và như thủy phi cơ để đáp trên mặt sông, biển; thậm chí hoạt động như một khinh khí cầu.

Dự án có tên ESTOLAS đã thiết kế chiếc máy bay nhỏ với động cơ cánh quạt gắn ở phía sau để giúp nó hoạt động như trực thăng. Thân máy bay làm bằng vật liệu composite và có thể bơm khí helium vào trong giúp nó nhẹ thêm đồng thời nâng được độ cao, có thể cất hoặc hạ cánh ở đường băng ngắn. Dưới bụng máy bay được trang bị túi khí như bánh xe trượt nên giúp nó có thể hạ cánh ở những địa hình như đầm lầy, hồ nước hoặc tuyết.

Nhóm nghiên cứu dự án đang kiểm tra 4 mô hình ESTOLAS với 4 kích cỡ khác nhau từ nhỏ, vừa, nặng đến siêu nặng, trọng tải từ 3,3 tấn đến 440 tấn. Tạp chí Gizmag dẫn lời điều phối viên dự án Alexander Gamaleyev từ Đại học Riga cho biết loại máy bay ESTOLAS siêu nặng chỉ cần đường băng dài 175 m, còn phiên bản nhỏ chỉ cần 75 m. Alexander Gamaleyev cũng cho biết tỷ lệ tải cũng sẽ cao hơn máy bay phản lực hoặc cánh quạt thông thường từ 1,5 đến 2 lần nhưng lại ít sử dụng nhiên liệu hơn nên chi phí chỉ như ngành đường sắt. Bên cạnh đó, dòng máy bay này lại ít thải CO2 nên thân thiện với môi trường.

Ngoài các hoạt động cứu trợ thiên tai, nhóm nghiên cứu cũng vạch ra hướng dùng ESTOLAS cho một loạt các ứng dụng bao gồm phục vụ quốc phòng, kinh doanh, du lịch, khai thác dầu khí… Các nhà khoa học hy vọng mô hình hoàn chỉnh của ESTOLAS sẽ hoàn thành trong vòng 24 tháng tới, họ cũng đang tìm kiếm các đối tác công nghiệp.

Tạ Xuân Quan
Theo www.thanhnien.com.vn
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu đánh giá lượng chất thải rắn bị rò rỉ ra môi trường khu vực quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nay, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) do con người thải bỏ tại các đô thị phần lớn đã được thu gom, tuy nhiên vẫn còn một phần bị rò rỉ và xả thải vào môi trường. Vì vậy, đánh giá lượng rác và thành phần rác bị rò rỉ ra môi trường là cần thiết trong bối cảnh công tác BVMT ngày càng được quan tâm. TP. Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất Việt Nam, có khoảng 9 triệu người. Hiện nay, ước tính mỗi ngày trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thải ra khoảng 9.800 tấn CTRSH, tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6 - 10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người của thành phố khoảng 0,98 kg/người/ngày. Với tỷ lệ thu gom là 91% thì trung bình mỗi ngày ước tính sẽ có gần 900 tấn rác chưa được thu gom đúng cách, lượng chất thải này sẽ phát tán vào môi trường, theo các kênh rạch, sông chảy ra biển. Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chất thải nhựa dễ bị phân rã thành các mảnh vụn nhỏ và vi nhựa, dễ dàng rò rỉ vào môi trường.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->