Cơ khí [ Đăng ngày (01/11/2013) ]
Robot biểu lộ cảm xúc như con người
Các nhà nghiên cứu Mỹ chế tạo thành công robot có khả năng nói và biểu lộ cảm xúc như con người

Robot ZENO R25 từ lúc bắt đầu thiết kế cho đến khi được lắp đặt hoàn chỉnh. Ảnh: gizmag.com

Theo Telegraph, Robot ZENO R25 là thế hệ robot mới nhất trong dòng robot được chế tạo với các đặc điểm và tính năng giống con người, mô phỏng các hành động và biểu lộ cảm xúc của con người.

ZENO R25 được cải tiến hơn so với robot ZENO R50 thế hệ đầu với thiết kế 8 micro loại bỏ tiếng ồn cho phép nhận diện giọng nói và một camera giúp nhận biết được người và các vật thể khác. Một màn hình cảm ứng được đặt ở ngực và một chiếc loa nhỏ để phát âm thanh từ robot. Để thực hiện các hành vi tương tác với con người, robot được trang bị một camera 5 megapixel tự động lấy nét ở mắt phải. 

Theo nhóm nghiên cứu, việc phát triển robot là một giải pháp hữu ích dành cho trẻ tự kỷ, thường gặp các vấn đề liên quan đến khả năng hiểu và bộc lộ cảm xúc.

Không chỉ biết nói chuyện với trẻ, robot còn hiển thị các video trên màn hình gắn ở ngực và thu lại các chương trình trị liệu dành riêng cho trẻ tự kỷ. ZENO R25 được phát triển các mô-đun trị liệu nhằm giúp trẻ tự kỷ nhận dạng các biểu lộ cảm xúc thông thường và cải thiện sự tương tác xã hội.

Ngoài ra, robot còn có thể hướng dẫn các bài học cho học sinh tiểu học, dạy ngoại ngữ, luyện tập các kỹ năng đọc hiểu, từ vựng, lịch sử, khoa học, địa lý, toán học, cũng như dạy khoa học máy tính cho học sinh trung học và được sử dụng làm công cụ nghiên cứu, giảng dạy ở các khóa học chuyên về robot ở bậc đại học.

Với vai trò là một phương tiện giải trí, robot có khả năng đọc sách, kể chuyện cười, nói chuyện, trả lời câu hỏi bằng cách tìm kiếm câu trả lời trực tuyến và thậm chí nhảy theo nhạc.

Robot ZENO R25 được nghiên cứu và phát triển trong 5 năm. Trước đó, phiên bản đầu tiên của loại robot này là ZENO R50 cũng đã được chế tạo thành công và được bán với giá khoảng 16.000 USD. Theo RobotKind, đơn vị thiết kế và sản xuất ZENO R25, con robot sẽ được bán với mức giá rẻ hơn, khoảng 2.700 USD.

Thùy Linh
Theo VnExpress (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu đánh giá lượng chất thải rắn bị rò rỉ ra môi trường khu vực quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nay, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) do con người thải bỏ tại các đô thị phần lớn đã được thu gom, tuy nhiên vẫn còn một phần bị rò rỉ và xả thải vào môi trường. Vì vậy, đánh giá lượng rác và thành phần rác bị rò rỉ ra môi trường là cần thiết trong bối cảnh công tác BVMT ngày càng được quan tâm. TP. Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất Việt Nam, có khoảng 9 triệu người. Hiện nay, ước tính mỗi ngày trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thải ra khoảng 9.800 tấn CTRSH, tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6 - 10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người của thành phố khoảng 0,98 kg/người/ngày. Với tỷ lệ thu gom là 91% thì trung bình mỗi ngày ước tính sẽ có gần 900 tấn rác chưa được thu gom đúng cách, lượng chất thải này sẽ phát tán vào môi trường, theo các kênh rạch, sông chảy ra biển. Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chất thải nhựa dễ bị phân rã thành các mảnh vụn nhỏ và vi nhựa, dễ dàng rò rỉ vào môi trường.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->