Ảnh minh họa. Nguồn: http://www.dost-bentre.gov.vn
Sầu riêng Sữa hạt lép còn gọi là sầu riêng Chín Hóa. Thời gian vừa qua, hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng xảy ra trên nhiều vườn làm giảm giá trị của trái, gây thất thu cho nông dân, nhiều nhà vườn phải đốn bỏ để chuyển đổi cây trồng khác. Hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng như ruột ẩm ướt và chảy muối.
Thí nghiệm được bố trí trên vườn trồng sầu riêng 7 năm tuổi ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre năm 2011, theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức (phủ plastic mặt liếp ở giai đoạn 25, 20 và 15 ngày trước khi thu hoạch và đối chứng không phủ), ba lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây. Plastic dùng để phủ gốc có màu trắng, dày 0,03 mm được sản xuất trong nước. Xác định độ ẩm đất ở vùng quanh mô gốc sầu riêng 50-100 cm ở độ sâu 0-20 và 20-40 cm lúc lúa thu hoạch. Phân tích dinh dưỡng mẫu lá ở thời kỳ thu hoạch, mỗi cây thu đọt xung quanh tán, mỗi đọt 5 lá. Phẩm chất trái và hiện tượng sượng cơm trái được xác định bằng cách thu 5 tái/cây để chín tự nhiên trong phòng, đến khi rụng cuống và có mùi thơm thì tiến hành đánh giá. Cơm ráo được đánh giá bằng cách cầm múi sầu riêng xem độ nhão và dính tay.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, phủ gốc cho sầu riêng Sữa hạt lép ở thời điểm 25 ngày trước khi thu hoạch đã làm giảm ẩm độ đất ở độ sâu 0-20 cm (22,64%) và 20-40 cm (21,71%), làm giảm hàm lượng Mg trong lá (0,31%), tăng chất lượng cơm trái bao gồm tỷ lệ cơm ráo cao, tăng TSS (14,76oBrix), giảm hàm lượng nước trong cơm (63,04%), đặc biệt là không có hiện tượng nhão cơm và chảy múi.
Tỷ lệ múi sượng có tương quan thuận với ẩm độ đất ở độ sâu 0-20 cm ở thời kỳ thu hoạch. Tỷ lệ múi sượng, hộc sượng và trái sượng đều có tương quan thuận với hàm lượng Mg trong lá ở thời điểm thu hoạch. |