Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (28/09/2013) ]
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy đến nuôi cấy và duy trì mô sẹo phôi hóa của một số giống cam quýt khác nhau
Nghiên cứu do nhóm tác giả thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp thực hiện nhằm xây dựng quy trình nhân sinh khối và duy trì nguồn mô sẹo phôi hóa, từ đó tạo phôi vô tính và tái sinh cây, phục vụ cho nghiên cứu tạo giống.

Ảnh minh họa

Sự tiến bộ của kỹ thuật nuôi cấy mô ở cây có múi đã tạo ra được mô sẹo phôi hóa và phôi vô tính sạch bệnh. Kỹ thuật này còn giúp các nhà chọn tạo giống cây có múi tạo ra nguồn tế bào trần có khả năng tái sinh và lai xa với nhau, nhờ vậy có thể tạo ra nhiều con lai xa khác loài, giúp vượt qua những rào cản di truyền khi lai bằng các phương pháp truyền thống và mở rộng di truyền cho chọn tạo giống.

Từ năm 1991, Bộ môn Công nghệ Tế bào, Viện Di truyền Nông nghiệp đã tiến hành nghiên cứu về chọn tạo giống cam, bưởi không hạt, tạo giống đa bội và đã thu được một số kết quả có ý nghĩa lý luận cơ bản. Đồng thời đã tạo ra nhiều dòng tam bội và nguồn gien mới có đặc tính không hạt ở cây ăn quả có múi và xây dựng được quy trình tạo và nhân nhanh mô sẹo phôi hóa, phôi vô tính và tái sinh cây con từ nuôi cấy mô ở các giống cây có múi bản địa khác nhau.

Nguồn mô sẹo phôi hóa của giống cam Sành (Citrus nobilis), cam ngọt Valencia (C. sinensis). Các mô sẹo này được tạo ra từ nuôi cấy noãn ở giai đoạn quả non 4 đến 6 tuần tuổi sau thụ tinh trên môi trường cơ bản MT (Murashige & Tucker, 1969) có bổ sung 500 mg/l mạch nha được chiết, BAP nồng độ 3 mg/l, 50 g/l đường và 2 g/l phytagel.

Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến nhân sinh khối mô sẹo phôi hóa:

-  Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến nhân sinh khối mô sẹo phôi hóa: nghiên cứu ảnh hưởng của BAP và kinetin đến sinh khối cũng như trạng thái của mô sẹo phôi hóa;

-  Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng mạch nha được chiết.

Các thí nghiệm nghiên cứu về điều kiện nuôi cấy đến nhân sinh khối mô sẹo phôi hóa:

-  Nghiên cứu ảnh hưởng của thể tích môi trường nuôi cấy lỏng lắc đến nhân sinh khối mô sẹo phôi hóa;

-  Nghiên cứu tốc độ lắc đến nhân sinh khối mô sẹo phôi hóa;

-  Nghiên cứu hệ thống nuôi cấy bioreactor đối với nhân sinh khối mô sẹo phôi hóa.

Các thí nghiệm về tạo phôi vô tính:

-  Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn các bon khác nhau đến tạo phôi vô tính;

-  Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy khác nhau đến tạo phôi vô tính;

-  Nghiên cứu ảnh hưởng của các môi trường khác nhau đến tái sinh cây từ phôi vô tính.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, môi trường nhân callus phôi hóa tốt nhất cho cam Valencia là môi trường có bổ sung 2 mg/l BAP + 0,5 g/l ME và cam Sành là MT + 1 mg/l BAP + 0,5 g/l ME.

Các mô sẹo khi luân chuyển từ môi trường đặc sang môi trường lỏng và ngược lại có tác dụng tốt đối với nhân mô sẹo phôi hóa. Đặc biệt khi nhân trên hệ thống bioreactor với thời gian nuôi cấy 4 tuần và tốc độ sục khí 1 vòng/ phút cho hệ số nhân cao hơn phương pháp lỏng lắc thông thường.

Môi trường lỏng ảnh hưởng tích cực hơn đối với sự hình thành phôi vô tính ở hai giống cam Sành và cam Valencia.

Thúy Hằng
Theo Tạp chí NN&PTNT, 17/2013
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->