Cơ khí [ Đăng ngày (27/09/2013) ]
Hoàn thiện robot “cửu vạn” chiến trường
Vận hành kiểu “con la thồ hàng”, robot “cửu vạn” BigDog của Mỹ cho đến nay đã phát triển gần hoàn thiện, tính năng việt dã cao trên địa hình mấp mô, phù hợp với chức năng vận tải phân đội nhỏ.

Robot “cửu vạn” chiến trường

Cơ quan Quản lý các dự án (DAPRA) thuộc Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng tiếp tục phát triển thế hệ  robot tự hành 4 chân BigDog.

Để giảm tiếng ồn khi hoạt động, nhiều khả năng BigDog LS3 sẽ thay động cơ chạy xăng bằng động cơ lai (chạy điện kết hợp). Ngoài giảm ồn, động cơ mới còn giúp BigDog LS3 tăng tải trọng mang thêm giáp bảo vệ hoặc bổ sung hàng hóa.

Biến thể mới BigDog LS3 sẽ hoạt động yên lặng, tin cậy hơn đặc biệt là khả năng chống đỡ các cỡ đạn bộ binh bắn thẳng.

Bắt đầu phát triển BigDog LS3 từ năm 2006, mục đích chính của chương trình từ Lầu Năm Góc là phát triển phương tiện vận tải, giảm mang vác cho phân đội nhỏ. BigDog LS3 hoạt động được trong phạm vi 32km, thồ tới 180kg trang bị.

Công ty Boston Dynamics đã thành công trong tích hợp thiết bị nhận dạng giọng nói, cho phép binh sĩ điều khiển BigDog  qua các câu lệnh lập trình sẵn và khả năng hoạt động ở địa hình phức tạp.

BigDog còn tự điều chỉnh hành trình theo “đội trưởng” nhờ thiết bị nhận dạng hình ảnh. Robot này còn tự nhận dạng địa hình bằng cảm biến để tránh chướng ngại vật. Khi cần nó biết chuyển dạng thành vật cản che đạn cho binh sĩ.

Trên một video giới thiệu, BigDog biết quỳ xuống để xếp dỡ hàng. Biết hạ thấp chiều cao khi vào vùng gần đối phương. Có lúc do địa hình lệch, nó bị lật, ngã “dúi dụi”, khi đó nó biết co 4 chân để lăn tròn như phuy xăng, tới khi dừng, nó tự đứng dậy, dò tìm đường chở hàng đi tiếp.

BigDog còn được sử dụng như trạm sạc pin cho các thiết bị thông tin, liên lạc, máy tính chiến trường.

Trần Minh
Theo Báo điện tử Chính phủ (ttncac)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu đánh giá lượng chất thải rắn bị rò rỉ ra môi trường khu vực quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nay, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) do con người thải bỏ tại các đô thị phần lớn đã được thu gom, tuy nhiên vẫn còn một phần bị rò rỉ và xả thải vào môi trường. Vì vậy, đánh giá lượng rác và thành phần rác bị rò rỉ ra môi trường là cần thiết trong bối cảnh công tác BVMT ngày càng được quan tâm. TP. Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất Việt Nam, có khoảng 9 triệu người. Hiện nay, ước tính mỗi ngày trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thải ra khoảng 9.800 tấn CTRSH, tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6 - 10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người của thành phố khoảng 0,98 kg/người/ngày. Với tỷ lệ thu gom là 91% thì trung bình mỗi ngày ước tính sẽ có gần 900 tấn rác chưa được thu gom đúng cách, lượng chất thải này sẽ phát tán vào môi trường, theo các kênh rạch, sông chảy ra biển. Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chất thải nhựa dễ bị phân rã thành các mảnh vụn nhỏ và vi nhựa, dễ dàng rò rỉ vào môi trường.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->