Ảnh minh họa
Trong sản xuất nông nghiệp, lúa là cây trồng chính của nhiều vùng trong cả nước cũng như khu vực miền Trung. Cây lúa là cây chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu. Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế hằng năm hứng chịu nhiều đợt lũ lụt, hạn hán, lốc tố gây ra nhiều tổn thất cho sản xuất nông nghiệp, các công trình dân sinh và đời sống nông thôn.
Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Phong Điền, điểm khảo sát được tiến hành ở hai xã đại diện cho hai tiểu vùng sinh thái đặc trưng: Xã Phong Sơn đại diện cho tiểu vùng sinh thái vùng gò đồi và xã Phong Chương đại diện cho xã đồng bằng, ven đầm phá, địa hình thấp. Nghiên cứu tập trung phân tích các sô liệu quan trắc khí tượng của vùng từ năm 1998 – 2010 để đưa ra cơ sở cho việc bố trí thời vụ hợp lý, đồng thời chọn 9 hộ ở mỗi điểm, theo dõi ở các thời vụ cải tiến so với khung lịch của huyện ở vụ đông xuân (ĐX) và hè thu (HT) năm 2011; thực hiện cùng một quy trình công tác; đối tượng sử dụng là giồng lúa Khang Dân, giống được gieo trồng chủ đạo hiện nay trên địa bàn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tần suất xuất hiện những bất lợi do gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ thấp, kèm theo mưa ở vụ ĐX và hạn hán, lũ lụt ở HT rất khác nhau; bố trí thời vụ sao cho khoảng thời gian lúa trỗ và thu hoạch an toàn giúp né tránh những bất lợi do thời tiết gây ra.
Việc sử dụng đa dạng các loại giống dài ngày hoặc ngắn ngày có thời gian sinh trưởng khác nhau ở những tiểu vùng sinh thái khác nhau giúp thích ứng với các địa hình ruộng cao, vàn và trũng.
Vùng gò đồi có đặc thù về sinh thái các yếu tố địa hình, do vậy trong vụ ĐX có tới 90% người dân đã điều chỉnh khung lịch thời vụ; thời vụ cải tiến: gieo xạ sớm hơn so với chỉ đạo chung của huyện 7-10 ngày ở vụ ĐX cho năng suất cao hơn và được đánh giá là phù hợp với điều kiện của vùng.
Vùng ven đầm phá, trũng ở vụ HT 53% nông hộ gioe sạ sơm hơn so với khung lịch thời vụ của huyện. Thời vụ cải tiến gieo sạ sớm hơn 5-7 ngày tránh được lũ sớm đầu vụ, giảm thiệt hại cho nông hộ. |