Cơ khí [ Đăng ngày (27/08/2013) ]
Tàu phá băng mạnh nhất
Nga đang nghiên cứu dự án tàu phá băng LK-22220 60YA mới, khi hoàn thành sẽ là tàu phá băng mạnh nhất trên thế giới. Điều đáng nói là lò phản ứng nguyên tử trên tàu sau 7 năm mới phải thay nhiên liệu một lần.

Các chủ tàu từ khắp nơi trên thế giới đang nóng việc xem xét đến hải trình xuyên Bắc Cực. Kênh đào Suez, hàng năm cho thông qua khoảng 600 triệu tấn hàng hóa, nhưng đường xa đến Đông Nam Á vẫn không tiết kiệm thời gian. Băng trên Bắc cực đang mỏng dần, nếu có dịch vụ phá băng tốt hơn, tàu qua ngả Bắc Cực sẽ giảm 1,5 đến 2 lần chi phí và thời gian trên biển.

Dự án tàu phá băng mới LK-60YA của Nga sẽ đáp ứng thời cơ này. Tàu có tải trọng 23.000 tấn. Tàu dài 173,3 m; chiều rộng 34 m; mớn nước 10,5m. Trên tàu mới lắp đặt 2 lò phản ứng hạt nhân công suất 175MW có tên “Ритм-200”. Đây sẽ là tàu động cơ hạt nhân có công suất lớn nhất. “Lò mới” này diện tích chiếm chỗ nhỏ gấp đôi so với thế hệ cũ, nhưng độ an toàn thì cao hơn hẳn, nhờ ứng dụng nguyên lý an toàn mới. Thanh nhiên liệu của lò “Ритм-200” sau 7 năm mới thay một lần. LK -60YA sẽ có tuổi thọ kéo dài tới 40 năm.

Sức mạnh của tàu LK-60YA cho phép phá, rẽ, băng theo nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp trườn, đè, ép nén băng vỡ tan ra. Có thể phá băng dày tới gần 3m, hơn hẳn năng lực trước đây, tàu cũ mang động cơ OK-900 chỉ phá được các tảng băng dày nhất 2,5m. Độ rộng khoảng băng bị phá cũng tăng lên, sẽ giúp cho các tàu lớn dễ dàng đi lại. Tốc độ trung bình của tàu trong hành trình 22 hải lý (hơn 35km/h).

Tàu phá băng khỏe như LK-60YA, còn là chỗ dựa cho hàng loạt tàu chở hàng trong việc lai dắt, cứu hộ trên vùng biển vắng vẻ. Thủy thủ đoàn dự kiến 70 người. Trên tàu còn có khả năng nhận 2 máy bay trực thăng Ka-32.

Tàu LK-60YA có tuổi thọ kéo dài tới 40 năm.

Trần Văn
Theo Báo điện tử Chính phủ (pcmy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu đánh giá lượng chất thải rắn bị rò rỉ ra môi trường khu vực quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nay, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) do con người thải bỏ tại các đô thị phần lớn đã được thu gom, tuy nhiên vẫn còn một phần bị rò rỉ và xả thải vào môi trường. Vì vậy, đánh giá lượng rác và thành phần rác bị rò rỉ ra môi trường là cần thiết trong bối cảnh công tác BVMT ngày càng được quan tâm. TP. Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất Việt Nam, có khoảng 9 triệu người. Hiện nay, ước tính mỗi ngày trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thải ra khoảng 9.800 tấn CTRSH, tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6 - 10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người của thành phố khoảng 0,98 kg/người/ngày. Với tỷ lệ thu gom là 91% thì trung bình mỗi ngày ước tính sẽ có gần 900 tấn rác chưa được thu gom đúng cách, lượng chất thải này sẽ phát tán vào môi trường, theo các kênh rạch, sông chảy ra biển. Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chất thải nhựa dễ bị phân rã thành các mảnh vụn nhỏ và vi nhựa, dễ dàng rò rỉ vào môi trường.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->