Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (09/08/2013) ]
|
Ảnh hưởng thuốc trừ sâu chứa hoạt chất diazinon lên enzyme cholinesterase ở cá lóc giai đoạn mới nở, hết noãn hoàng và đớp khí
|
|
Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất diazinon được sử dụng phổ biến trên ruộng lúa và cả cây trồng để diệt trừ sâu bệnh. Diazinon thuộc nhóm lân hữu cơ, gây hại sinh vật chủ yếu ức chế enzyme cholinesterase. Cá lóc thường sóng phổ biến ở sông, ao, hồ, kênh, ruộng lúa… Mùa mưa, cá lóc thường sinh sản ở đồng ruộng và cá con có nhiều khả năng tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật trên ruộng lúa.
|
Ảnh minh họa
Nhóm tác giả Nguyễn Văn Công - Trường Đại học Cần Thơ, Lư Thị Hồng Ly - Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long và Lữ văn Phước Lượng - Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã phối hợp thực hiện đánh giá ảnh hưởng diazinon lên hoạt tính enzyme cholinesterase ở cá lóc giai đoạn mới nở, vừa hết noãn hoàng và đớp khí trời..
Nghiên cứu được triển khai tại Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ. 4 nồng độ diazinon: 2,3 , 4,6 , 23 và 57,5 µg/L cùng đối chứng được bố trí ngẫu nhiên trong keo thủy tinh, 5 lần lặp lại trong 4 ngày, mỗi lần lặp lại bố trí 50 cá. Nhóm nghiên cứu tiến hành thu mẫu cá ở 12, 24, 48, 72 và 96 giờ sau khi bố trí để phân tích hoạt tính enzyme cholinesterase.
Kết quả cho thấy, hoạt tính enzyme cholinesterase ở cá lóc tăng dần theo tuổi cá, ở giai đoạn bắt đầu đớp khí cao gấp 1,5 lần so với giai đoạn vừa hết noãn hoàng, và 2,4 lần so với giao đoạn mới nở.
Tỷ lệ ức chế enzyme cholinesterase phụ thuộc và nồng độ diazinon và thời gian tiếp xúc. Tỷ lệ ức chế cao nhất sau 48 giờ tiếp xúc. Cholinesterase cá lóc ở giai đoạn đớp khí trời nhạy cảm nhất với diazinon
|
Hanh Huynh
Theo Kỷ yếu HNKH: Môi trường, TNTT & BĐKH vùng ĐBSCL (3/2013) |