Công nghiệp [ Đăng ngày (08/08/2013) ]
Tạo ra nhựa sinh học từ thực vật
Nhựa làm từ dầu mỏ có thể rất tốt, do đặc tính bền và dẻo đã khiến loại vật liệu này trở nên phổ biến trên thị trường, tuy nhiên phải mất hàng trăm năm để phân hủy chúng.

Nhựa làm từ vật liệu sinh học tái tạo, được gọi là nhựa sinh học, là một chất phân hủy có thể thay thế cho các loại nhựa truyền thống hiện nay. Công ty Metabolix có trụ sở ở Cambridge (MA), đang thực hiện một nghiên cứu trên thực vật để tạo ra một loại polyme có thể phân hủy được.

Nghiên cứu hiện đang hướng đến một loại polyme có tên gọi polyhydroxybutyrate (PHB), là một phần của polyme polyhydroxyalkanoate (PHA) thuộc tổ hợp polyme sinh học mà công ty Metabolix đã sẵn sàng cung cấp cho các nhà sản xuất. Công ty Metabolix cho biết quá trình sản xuất polyme sinh học sẽ đòi hỏi ít chi phí và cơ sở vật chất hơn polyme thường.

 “Trở ngại lớn nhất của chúng tôi là tìm cách tăng lưu lượng cacbon cung cấp cho PHB, quá trình này được thực hiện trong hai công đoạn. Đầu tiên chúng tôi bổ sung gen để thực hiện quá trình chuyển hóa giúp các dòng cacbon cố định chảy vào PHB và ở giai đoạn thứ hai chúng tôi thực hiện tăng cường hệ thống quang hợp ở thực vật để cố định cacbon ở PHB,” giám đốc khoa học Olly People cho Gizmag biết.

PHB là chất thích hợp để tạo ra nhựa sử dụng trong kỹ thuật ép phun và hóa chất công nghiệp như butanol và propylene, Hiện công ty Metabolix đang tìm nguồn vốn hỗ trợ từ Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ.

 

tdkhiem
Theo gizmag.com
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu tạo giống Bạch đàn lai biến đổi gen cho chiều dài sợi gỗ (Giai đoạn 2)
Nhờ thành công từ nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam do ThS. Trần Đức Vượng dẫn đầu đã phát triển các giống bạch đàn lai biến đổi gen với chiều dài sợi gỗ tăng lên đáng kể. Giai đoạn đầu của dự án (2011-2014) đã được nghiệm thu vào năm 2015 và được tiếp nối bằng giai đoạn hai từ 2017 đến 2020. Mục tiêu chính của nghiên cứu là làm chủ công nghệ chuyển gen trên cây bạch đàn và tạo ra các giống bạch đàn lai có chiều dài sợi gỗ tăng 10% so với đối chứng.






Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->