Cơ khí [ Đăng ngày (31/07/2013) ]
Chinh phục độ sâu 11km
Các nhà khoa học Nga đã chế tạo thiết bị lặn mới về nguyên tắc - tàu ngầm tự hành dưới nước, có khả năng đưa con người chinh phục rãnh Mariana ở độ sâu 11km.

Nơi tàu Challenger Deepsea  xuống rãnh Mariana vào năm 2012 (màu đỏ), còn thiết bị mới của Nga sẽ thám hiểm gần đảo Guam. Ảnh: Đài Tiếng nói nước Nga

Từ trước đến nay con người mới chỉ hiện diện 2 lần ở độ sâu 11km dưới nước.

Lần đầu tiên, vào năm 1960, tàu lặn Trieste đã đưa nhà hải dương học Thụy Sĩ Jacques Piccard và Trung uý Hải quân Mỹ Don Walsh xuống rãnh Mariana trên Thái Bình Dương. Nhưng khi ở độ sâu 9 km, thiết bị lặn bị nứt cửa sổ. Lần thứ 2, năm 2012, tàu lặn  Challenger Deepsea xuống sâu chở theo đạo diễn điện ảnh người Canada James Cameron.

Bên cạnh đó, công cuộc chinh phục độ sâu đáy biển còn ghi nhận thiết bị lặn không người lái Kaiko của Nhật Bản và Nereus của Mỹ. Các tàu lặn tự động này đã lấy mẫu sinh vật hải dương như vi khuẩn, tôm và sâu biển.

Nga cũng đã có thiết bị lặn khoa học với tên gọi Mir, có thể xuống sâu 6km và khám phá 98,5% đáy đại dương thế giới.

Thiết bị lặn mới nói trên là kết quả nghiên cứu thiết kế của Phòng Chế tạo máy Malakhit ở Saint Peterburg.

Về dự án này, Tổng Giám đốc Phòng Chế tạo máy Malakhit, ông Vladimir Dorofeev cho biết dự thảo sơ bộ đã hoạch định vài phương án thiết bị lặn dành cho công việc dưới nước ở độ sâu tới 11km. Bộ máy sẽ chứa được người, nhưng tương ứng với xu hướng phát triển thiết bị hàng hải cũng đã dự tính cả phiên bản không chở theo người.

Thiết bị mới này sẽ lặn xuống rãnh Mariana gần đảo Guam.

Thanh Phương
Theo Báo điện tử Chính phủ (pcmy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu thành phần khí phát sinh từ đốt viên nén nhiên liệu rác thải nhựa và trấu
Hiện nay, rác thải rắn đô thị (municipal solid waste - MSW) là vấn đề lớn cần giải quyết ở quy mô toàn cầu. Rác thải MSW gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường đất, nước và không khí. Một vấn đề lớn trong đó là rác nhựa theo thời gian và dưới tác động của tia UV từ mặt trời sẽ phân rã thành những mảnh vi nhựa và phát tán ra môi trường nước làm cho các loài thủy sinh vật có nguy cơ bị nhiễm vi nhựa vào cơ thể của chúng. Sinh vật biển nhiễm vi nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là nguyên nhân lớn gây suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc và thành phần của hệ sinh thái biển. Một số công nghệ được áp dụng phổ biến cho xử lý rác thải MSW là chôn lấp, tạo phân bón cây trồng, đốt bỏ, đốt có thu hồi năng lượng, tạo ra khí nhiên liệu,…. Xét theo khía cạnh năng lượng, rác thải MSW nói chung và rác thải nhựa nói riêng hiện được xem là nhiên liệu có thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu, và khí đốt), thậm chí rác thải nhựa hiện là mặt hàng xuất nhập khẩu.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->