Cơ khí [ Đăng ngày (26/07/2013) ]
Robot tự quăng mình
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania Mỹ đã phát tiển một robot tên gọi Rhex. Robot này có thể tự nhảy qua vật cản để làm nhiệm vụ ở nơi địa hình chật hẹp hoặc môi trường ô nhiễm.

Rhex trong quá trình thử nghiệm

Rhex được chế tạo bằng vật liệu nhẹ, vỏ là các tấm sợi carbon bao quanh khung; chiều dài của nó là 51cm, rộng 40,5cm, mình dày 10cm và có một ngăn chứa pin.

Robot có 6 trục đối xứng được gắn các chân hình cung gần 180 độ, tạo thành bước đi như loài vật nhiều chân, trong đó, cặp trục giữa có thể lệch nhịp, giúp cho Rhex di chuyển tiến, lui nhịp nhàng. Đường kính của mỗi chân xoay là 17,5 cm.

Nhờ máy tính đã mô phỏng các dạng địa hình, đưa vào phần mềm, Rhex có thể tiến đều hoặc nhổm cả thân lên, nhờ trục trước hoặc trục sau. Do vậy nếu gặp vũng nước, gờ lề đường, hố sụt, cầu thang, tường chắn, nó đều biết cách vượt qua, bằng các động tác bò, trườn, dướn lên, quăng mình, bám tường, đạp đất bằng chân trụ, chân leo khá linh hoạt… Trong mọi tư thế sấp, ngửa, đứng, tiến, lui, Rhex đều giữ được sự cân bằng ổn định vì trong thiết kế có các con quay hồi chuyển.

Sức mạnh thực tế lúc cao nhất cho động cơ của Rhex khoảng 380W do sử dụng pin lithium polymer công suất 83W. Rhex còn được trang bị một máy quét laser để thông tin phản hồi  tầm nhìn, cùng một bộ cảm biến dẫn đường quán tính và bổ sung cảm biến xúc giác.

Các chuyên gia đều nhận định, robot biết quăng mình vượt qua một khoảng cách lớn hơn thân (51cm)  như Rhex là một thành công trong chế tạo.

Từ kết quả này, các nhà nghiên cứu tự động hóa tiếp tục gắn trên robot Rhex những thiết bị chuyên ngành, như các cảm biến đa dụng, viết các phần mềm chuyển động phức tạp hơn để sử dụng nó ở nơi chật hẹp, môi trường ô nhiễm…

Trần Danh
Theo Báo điện tử Chính phủ (pcmy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu đánh giá lượng chất thải rắn bị rò rỉ ra môi trường khu vực quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nay, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) do con người thải bỏ tại các đô thị phần lớn đã được thu gom, tuy nhiên vẫn còn một phần bị rò rỉ và xả thải vào môi trường. Vì vậy, đánh giá lượng rác và thành phần rác bị rò rỉ ra môi trường là cần thiết trong bối cảnh công tác BVMT ngày càng được quan tâm. TP. Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất Việt Nam, có khoảng 9 triệu người. Hiện nay, ước tính mỗi ngày trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thải ra khoảng 9.800 tấn CTRSH, tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6 - 10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người của thành phố khoảng 0,98 kg/người/ngày. Với tỷ lệ thu gom là 91% thì trung bình mỗi ngày ước tính sẽ có gần 900 tấn rác chưa được thu gom đúng cách, lượng chất thải này sẽ phát tán vào môi trường, theo các kênh rạch, sông chảy ra biển. Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chất thải nhựa dễ bị phân rã thành các mảnh vụn nhỏ và vi nhựa, dễ dàng rò rỉ vào môi trường.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->