Cơ khí [ Đăng ngày (11/07/2013) ]
Robot cua
Hai năm qua các nhà khoa học tại Viện Khoa học kỹ thuật hải dương (KIOST) Hàn Quốc đã nghiên cứu chế tạo một dòng robot hình dáng như một con cua to lớn. Robot cua có khả năng làm việc trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, dòng thủy triều tốc độ cao, có thể sử dụng để khám phá các con tàu đắm.

Trong các dòng nước mạnh, những phương tiện tự hành được điều khiển từ xa dưới lòng biển dùng chân vịt thường hoạt động không hiệu quả. Vì vậy nhóm nghiên cứu tại KIOST do nhà khoa học Bong-huan Jun lãnh đạo đã phát triển loại robot sáu chân dựa trên đặc điểm loài cua và tôm hùm.

Sáu chân của robot cua có tổng cộng 30 khớp khá mạnh mẽ, hai chân trước của robot có nhiều khớp hơn so với những chân khác. Robot này được trang bị 10 camera quang học để có thể quan sát trong những vùng biển tối, và gắn cả thiết bị sonar quét tầm xa đến 200 m. Nhóm nghiên cứu đã dùng máy tính để mô phỏng cách thức hoạt động của loài cua biển, qua đó sắp xếp lớp vỏ của robot và cấu trúc sáu chân giúp nó ổn định trong dòng nước chuyển động nhanh.

Trong vòng một tháng qua robot cua đã được đưa đến vùng biển ngoài khơi Hàn Quốc và thử nghiệm hoạt động ở độ sâu 200 m để khám phá các xác tàu chìm. Khi được nạp đầy năng lượng robot cua có thể làm việc liên tục 24 giờ dưới lòng biển.

Theo tạp chí Gizmag thì các nhà khoa học Hàn Quốc đang tiếp tục phát triển các loại robot khác mô phỏng rùa, bọ cánh cứng và ếch.

Tạ Xuân Quan
Theo Thanh Niên (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu thành phần khí phát sinh từ đốt viên nén nhiên liệu rác thải nhựa và trấu
Hiện nay, rác thải rắn đô thị (municipal solid waste - MSW) là vấn đề lớn cần giải quyết ở quy mô toàn cầu. Rác thải MSW gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường đất, nước và không khí. Một vấn đề lớn trong đó là rác nhựa theo thời gian và dưới tác động của tia UV từ mặt trời sẽ phân rã thành những mảnh vi nhựa và phát tán ra môi trường nước làm cho các loài thủy sinh vật có nguy cơ bị nhiễm vi nhựa vào cơ thể của chúng. Sinh vật biển nhiễm vi nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là nguyên nhân lớn gây suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc và thành phần của hệ sinh thái biển. Một số công nghệ được áp dụng phổ biến cho xử lý rác thải MSW là chôn lấp, tạo phân bón cây trồng, đốt bỏ, đốt có thu hồi năng lượng, tạo ra khí nhiên liệu,…. Xét theo khía cạnh năng lượng, rác thải MSW nói chung và rác thải nhựa nói riêng hiện được xem là nhiên liệu có thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu, và khí đốt), thậm chí rác thải nhựa hiện là mặt hàng xuất nhập khẩu.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->