Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (30/06/2013) ]
|
Nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp tại Việt Nam: Phân tích cơ hội và những vấn đề cần nghiên cứu
|
|
Báo cáo nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Thị Hòa và Delia Catacutan (Trung tâm nghiên cứu Nông Lâm thế giới (ICRAF) tại Việt Nam) thực hiện nhằm tổng hợp tiến trình nghiên cứu và phát triển NLKH ở Việt Nam dựa trên các thông tin thứ cấp, phân tích nguyên nhân và tác nhân đóng vai trò trong quá trình thay ddoirr đó, thảo luận tìm ra những vấn đề còn tồn đọng và các khía cạnh cần nghiên cứu thêm.
|
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Miền núi ở Việt Nam đã chịu tác động tương đối bởi sự gia tăng dân số, do tự nhiên và di cư từ từ đồng bằng lên để làm kinh tế. Tăng dân số làm tăng áp lực lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường do nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cao hơn, trong khi đất canh tác không tăng, thậm chí còn bị suy thoái hơn do canh tác không hợp lý. Việc sử dụng quá mức đất rừng, đặc biệt là du canh và canh tác nương rẫy để đáp ứng nhu cầu lương thực đã rung hồi chuông cảnh báo lên các nguồn tài nguyên. Tình hình đó, đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ có thể cải thiện sinh kế cho người dân địa phương sống phụ thuộc vào đất rừng mà còn nhằm bảo vệ các giá trị môi trường.
Nông lâm kết hợp (NLKH) đã được coi là một trong những cách tiếp cận nhằm ứng phó với du canh và biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, NLKH đã được phát triển từ những năm 1960 ở cấp độ cảnh quan theo hai thực tiễn thường thấy là vườn-ao-chuồng và rừng-vườn-ao-chuồng. Tuy nhiên, phải đến những năm 1990, các kỹ thuật NLKH cải tiến tại cấp lô thửa mới được giới thiệu cùng với các chương trình của Chính phủ nhằm xóa bỏ du canh. Thông qua rà soát tài liệu, báo cáo này đã tổng hợp lịch sử nghiên cứu và phát triển NLKH tại Việt Nam, phân tích nguyên nhân và tác nhân dẫn đến biến động, thảo luận các vấn đề và thách thức cho NLKH.
Báo cáo cũng đã đưa ra các cơ hội và vấn đề cần nghiên cứu thêm về NLKH tại Việt Nam. Phân tích chỉ ra rằng, mặc dù có nhiều cơ hội xong nghiên cứu NLKH cần tập trung vào các hệ thống đặc trưng cho từng vùng có xem xét đến kiến thức sinh thái bản địa, thiết kế các hệ thống nhằm tăng tính đa chức năng của cảnh quan. Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình trình diễn để đánh giá vai trò của hệ thống trong cải thiện sinh kế, tăng khả năng chống chịu cũng như giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ là một cột mốc quan trọng đối với nghiên cứu và phát triển NLKH một cách có hệ thống ở Việt Nam. |
lntkhanh
Theo Tạp chí NN&PTNT, 3-4/ 2013 |