Cơ khí [ Đăng ngày (23/06/2013) ]
Robot... vượt biển
Trông giống chiếc bè lênh đênh trên sóng, robot SV3 của Mỹ có thể "bơi" được từ San Francisco đến tận Australia.

Robot SV3 và SV2 đang hoạt động

Một công ty của Mỹ đã thỏa mãn ước muốn của các nhà hải dương học mong có 1 thiết bị tự động làm việc trên biển dài ngày, liên tục gửi về các thông số của đại dương. Robot SV3 ra đời.

Robot SV3 là phiên bản nâng cấp robot vượt biển SV2 (ra mắt tháng 12/2012). Thiết bị trên SV3 hiện đại hơn nhờ tích hợp nhiều thiết bị số hóa và định vị cũng như các cảm biến độ nhạy cao.

Robot SV3 trông như một chiếc "bè" lênh đênh trên sóng. Nó dài 2,9m, trọng tải 45kg. Trên “bè” có các cảm biến đo lường dữ liệu hải dương học chẳng hạn như độ mặn, nhiệt độ nước, đặc điểm sóng, điều kiện thời tiết, huỳnh quang nước và oxy hòa tan. Các đầu dò được neo dưới đáy “bè” để liên tục thám sát các đại lượng.

Ngoài ra SV3 còn gắn thiết bị định vị vệ tinh GPS, các máy phát/thu và thiết bị điện tử. Bên dưới mặt nước là động cơ điện, cùng các cánh quạt đẩy về phía trước.

SV3 có động cơ điện, chuyển hướng bằng lực đẩy vectơ, các chân vịt có thể cụp vào, đẩy ra khi cần xoay trở. Động cơ và thiết bị được nuôi bằng pin, năng lượng dự trữ tăng gấp 3 lần so với SV2.  Pin được năng lượng mặt trời nạp đầy hàng ngày.

Trên robot có máy tính mã nguồn mở hệ điều hành Linux. Bộ nhớ của máy ghi lại tất cả các sự kiện bằng dữ liệu số và hình ảnh nhờ các camera.

Thiết bị thông tin liên lạc WiFi cho phép robot liên lạc với các tàu nghiên cứu lân cận và với bờ.

Trên hải hành, robot giương 1 cột anten, vừa để liên lạc, vừa để gắn cờ, đèn, cảnh báo cho tàu thuyền trên đại dương, tránh va chạm vào nó.

Trần Văn (theo Gizmag)
Theo www.chinhphu.vn(ttncac)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu đánh giá lượng chất thải rắn bị rò rỉ ra môi trường khu vực quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nay, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) do con người thải bỏ tại các đô thị phần lớn đã được thu gom, tuy nhiên vẫn còn một phần bị rò rỉ và xả thải vào môi trường. Vì vậy, đánh giá lượng rác và thành phần rác bị rò rỉ ra môi trường là cần thiết trong bối cảnh công tác BVMT ngày càng được quan tâm. TP. Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất Việt Nam, có khoảng 9 triệu người. Hiện nay, ước tính mỗi ngày trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thải ra khoảng 9.800 tấn CTRSH, tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6 - 10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người của thành phố khoảng 0,98 kg/người/ngày. Với tỷ lệ thu gom là 91% thì trung bình mỗi ngày ước tính sẽ có gần 900 tấn rác chưa được thu gom đúng cách, lượng chất thải này sẽ phát tán vào môi trường, theo các kênh rạch, sông chảy ra biển. Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chất thải nhựa dễ bị phân rã thành các mảnh vụn nhỏ và vi nhựa, dễ dàng rò rỉ vào môi trường.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->