Cơ khí [ Đăng ngày (22/06/2013) ]
Thiết bị kiểm tra đường bằng laser
Viện Fraunhofer Đức vừa phát triển loại xe chuyên kiểm tra chất lượng đường giao thông bằng laser.

Hệ thống có tên viết tắt là PPS (Pavement Profile Scanner) là hệ thống dò (scanner) bằng laser tiên tiến được thiết kế để ghi lại thực trạng mặt đường.

Kích thước của thiết bị dò scanner chỉ bằng một hộp nhỏ mỗi chiều khoảng 30cm, nhưng nó có khả năng làm việc trong khi xe chạy ở tốc độ 100 km/h. Nó đánh giá tình trạng mặt đường với độ chính xác 0,15 đến 0,3 mm.

Cấu trúc bên trong hộp scanner này là 1 gương bát giác, có tác dụng tán xạ các tia laser theo phương ngang của đường. Scanner lắp ở độ cao 3 m, góc quay 70 độ, nó quét được mặt đường rộng 4 mét.

Bằng cách đo thời gian tia laser phản xạ, scanner và máy tính cho ra khoảng cách giữa nó và các điểm trên mặt đường.

Kết hợp với hệ thống vệ tinh dẫn đường GNSS, thiết bị đo lập nên biên dạng mặt đường hiển thị bằng sơ đồ số hóa trên màn hình đặt trong xe.

Scanner hoạt động ở tần số 1 MHz  đến 2 MHz ,tương đương 1 đến 2 triệu phép đo trong 1 giây. Khi đạt được 2 MHz, thiết bị có thể xác định được các vết nứt nhỏ trên đường, từ đó ngăn chặn  nguy cơ nứt vỡ đường, lập kế hoạch bảo dưỡng kịp thời.

Năm 2012 thiết bị này thực hiện khảo sát 15.000 km đường với thời gian nhanh, chính xác, chi phí thấp hơn các thiết bị ccoor điển trước đó.

ViaPPS cũng rất thích hợp để đánh giá tình trạng đường băng các sân bay.

Trần Văn (theo Construction-int)
Theo www.chinhphu.vn(ttncac)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu thành phần khí phát sinh từ đốt viên nén nhiên liệu rác thải nhựa và trấu
Hiện nay, rác thải rắn đô thị (municipal solid waste - MSW) là vấn đề lớn cần giải quyết ở quy mô toàn cầu. Rác thải MSW gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường đất, nước và không khí. Một vấn đề lớn trong đó là rác nhựa theo thời gian và dưới tác động của tia UV từ mặt trời sẽ phân rã thành những mảnh vi nhựa và phát tán ra môi trường nước làm cho các loài thủy sinh vật có nguy cơ bị nhiễm vi nhựa vào cơ thể của chúng. Sinh vật biển nhiễm vi nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là nguyên nhân lớn gây suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc và thành phần của hệ sinh thái biển. Một số công nghệ được áp dụng phổ biến cho xử lý rác thải MSW là chôn lấp, tạo phân bón cây trồng, đốt bỏ, đốt có thu hồi năng lượng, tạo ra khí nhiên liệu,…. Xét theo khía cạnh năng lượng, rác thải MSW nói chung và rác thải nhựa nói riêng hiện được xem là nhiên liệu có thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu, và khí đốt), thậm chí rác thải nhựa hiện là mặt hàng xuất nhập khẩu.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->