Cơ khí [ Đăng ngày (22/06/2013) ]
Công nghệ mới ghi hình khi thiếu sáng
Tại Đại học kỹ thuật Nanyang (NTU), Singapore, các nhà khoa học đã phát triển thành công loại cảm biến hình ảnh mới từ vật liệu graphen, cho phép camera “bắt” sáng nhạy hơn 1.000 lần.

Các cameraman không còn lo ghi hình trong ánh sáng yếu

Các camera ngày nay có chỉ số dải ISO (độ bắt sáng) rộng, như máy  ảnh Canon 1D Mark 4 dải ISO từ 100 đến 12.800, khi mở rộng lên tới 102.400 (đơn vị). Tuy vậy trong một số trường hợp chụp thiếu sáng vẫn phải dùng đèn, nếu chụp không đèn chỉ số ISO cao, ảnh bị vỡ…chất lượng ảnh kém.

Nhiều thiết bị nhìn đêm, quay chụp đêm trong quân sự phải dùng phương pháp nhân quang điện tử, vậy mà ánh sáng cũng chỉ “như đêm trăng mờ”, còn trinh sát chụp ảnh đêm không đèn còn khó khăn hơn.

Giáo sư Wang thuộc NTU đã nghĩ ra một cách mới để tạo ra các cấu trúc nano trên graphene mà "cài bẫy" các hạt điện tử ánh sáng được tạo ra trong một thời gian dài hơn, chuyển hóa thành tín hiệu điện mạnh hơn. Những tín hiệu điện này sau đó được chế biến thành một hình ảnh kỹ thuật số rất rõ ràng ngay cả khi ánh sáng yếu. "các điện tử bị mắc kẹt" là chìa khóa để đạt mật độ ánh sáng cao trong graphene, nó rất nhiều hiệu quả hơn so với cảm biến CMOS (complementary metal oxide semiconductor) thông thường.

Cảm biến oxide bán dẫn CMOS trên các máy ảnh đắt tiền hiện nay có độ bắt sáng cũng đã cao. Tuy vậy so với sử dụng vật liệu graphene có kích thước nano mét thì “thua” xa. Cảm biến mới có thể phát hiện ánh sáng quang phổ rộng từ dải nhìn thấy thông thường cho đến dải hồng ngoại rất rộng. Cảm biến mới còn tiêu tốn điện áp thấp hơn 10 lần so với thông thường.Theo Wang thì phát minh này sẽ có tác động rất lớn không chỉ với công nghiệp hình ảnh mà còn trong lĩnh vực vệ tinh, và các ứng dụng hồng ngoại.

Hy vọng trong thời gian không xa, chế tạo các phương tiện chụp ảnh, quay hình, thiết bị quan sát…cho phép cảm biến mới thích hợp với rất nhiều loại máy ảnh, bao gồm máy ảnh hồng ngoại, máy ảnh giám sát hoạt động trong đêm tối hay vùng ánh sáng cực yếu.

 Linh hồn của các camera này nay là các chíp cảm biến quang-điện tử oxide bán dẫn (CMOS). Dự báo khi sản xuất hàng loạt thì cảm biến loại mới sẽ rẻ hơn 5 lần so với loại cảm biến hiện nay.

Minh Vụ (theo Gizmag, NTU)
Theo www.chinhphu.vn(ttncac)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu thành phần khí phát sinh từ đốt viên nén nhiên liệu rác thải nhựa và trấu
Hiện nay, rác thải rắn đô thị (municipal solid waste - MSW) là vấn đề lớn cần giải quyết ở quy mô toàn cầu. Rác thải MSW gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường đất, nước và không khí. Một vấn đề lớn trong đó là rác nhựa theo thời gian và dưới tác động của tia UV từ mặt trời sẽ phân rã thành những mảnh vi nhựa và phát tán ra môi trường nước làm cho các loài thủy sinh vật có nguy cơ bị nhiễm vi nhựa vào cơ thể của chúng. Sinh vật biển nhiễm vi nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là nguyên nhân lớn gây suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc và thành phần của hệ sinh thái biển. Một số công nghệ được áp dụng phổ biến cho xử lý rác thải MSW là chôn lấp, tạo phân bón cây trồng, đốt bỏ, đốt có thu hồi năng lượng, tạo ra khí nhiên liệu,…. Xét theo khía cạnh năng lượng, rác thải MSW nói chung và rác thải nhựa nói riêng hiện được xem là nhiên liệu có thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu, và khí đốt), thậm chí rác thải nhựa hiện là mặt hàng xuất nhập khẩu.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->