Cây thuốc vị thuốc [ Đăng ngày (13/06/2013) ]
Gia vị làm lành vết thương
Gia vị là một phần không thể thiếu trong bất kỳ gian bếp nào. Nhưng thường chúng ta không biết hết những giá trị tiềm ẩn của chúng.

Ảnh: Shutterstock

Gia vị không chỉ làm cho các món ăn trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn mà còn có tác dụng chữa bệnh, bao gồm những đặc tính giúp làm lành vết thương. Chính những đặc tính này đã khiến gia vị có mặt trong những loại thuốc chữa bệnh truyền thống. Sau đây là một số gia vị có tác dụng tốt như đã nói trên.

Gừng: cùng với mật ong có thể chữa đau họng và tức ngực. Gừng cũng rất tốt cho quá trình tiêu hóa.

Tỏi: chứa chất allicin vốn có tác dụng rất tốt cho tim. Nó giúp kiểm soát mức cholesterol. Tỏi có những đặc tính kháng khuẩn giúp làm lành tình trạng viêm sưng bên trong cơ thể.

Đinh hương: là một phần quan trọng trong ẩm thực châu Á. Đinh hương chứa chất eugenol, là chất có đặc tính kháng khuẩn. Đinh hương rất hữu dụng trong việc chữa đau răng.

Nghệ: là một loại gia vị có nhiều lợi ích sức khỏe. Nghệ có những đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn. Gạc nóng với nghệ có thể làm lành tình trạng viêm sưng và dị ứng.

Quế: chứa chất eugenol giúp làm lành tình trạng viêm sưng. Nhưng đặc tính được biết đến nhiều nhất của nó là khả năng điều trị tình trạng kháng insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

Mù tạt: là một loại gia vị có thể được dùng để điều trị chứng tức ngực. Nó cũng có những đặc tính kháng ung thư.

Húng tây: Loại gia vị này có thể được dùng để trị chứng ợ nóng hay khó tiêu. Ngoài ra, húng tây còn có thể giúp trị chứng nhiễm trùng da đầu và gàu khi được bổ sung vào dầu gội.

Rau mùi: có khả năng giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn. Rau mùi cũng rất hữu dụng đối với những người bị các tình trạng bệnh mãn tính như hội chứng ruột kích thích.

Húng quế: loại gia vị này có đặc tính kháng khuẩn, những chất chống ô xy hóa giúp trị cảm lạnh và tiêu diệt vi rút trong cơ thể. Húng quế cũng góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Nhục đậu khấu: là loại gia vị có những đặc tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, chỉ nên dùng hạt nhục đậu khấu với số lượng nhỏ.

Khánh Đan
Theo thanhnien.com.vn (dnttrang)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Mẹo vặt  
 
 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->