Cơ khí [ Đăng ngày (30/05/2013) ]
Cải tiến máy tuốt đậu phộng
Máy tuốt đậu phộng do anh Nguyễn Kim Chính ở thôn Tân Thắng, xã Cát Hải (Phù Cát, Bình Định) chế tạo đã được nhiều nông dân đón nhận trong nhiều năm qua. Không tự bằng lòng với những gì có được, dựa vào hoạt động thực tế của máy trên đồng ruộng, anh Chính không ngừng cải tiến, cho ra những chiếc máy tuốt đậu phộng giúp nông dân sử dụng hiệu quả hơn…

Ông Chính chuẩn bị trình làng máy tuốt đậu phụng có 1 không 2 tại Việt Nam - Ảnh: Doãn Công
Cuối năm 2012, anh Chính hoàn thành chiếc máy cải tiến của mình. Máy khá gọn nhẹ, nặng khoảng 50 kg, có 2 bánh xe nhỏ có thể dùng xe máy kéo đi trên đường, hoặc đẩy tay vận hành trên bờ ruộng hẹp để đến nơi tuốt. Vụ đậu phộng thu đông đang mùa thu hoạch, có mưa nhiều, ruộng hơi lún, cây đậu nhổ lên rễ trái dính đầy bùn đất. Tuy vậy khi đưa vào máy vẫn tuốt được dễ dàng và được quạt sạch hạt lép, lá đậu, tạp chất để cho ra trái đậu ít lẫn tạp. Đó là thành công của máy tuốt đậu phộng cải tiến. Đến tận ruộng, anh Chính tận tình chỉ cách vận hành máy, cách đưa từng nắm cây đậu vào máy, phải liên tục như thế nào để tránh lãng phí công suất… cho người sử dụng. Anh tâm sự: “Mình bán máy không phải thu tiền xong là xong trách nhiệm, phải giúp người ta vận hành sao cho đạt công suất tối đa thì mới đem lại lợi ích. Khi có trục trặc theo yêu cầu, mình phải đến tận nơi sửa chữa miễn phí”.

Máy tuốt đậu phộng mới cải tiến này năng suất 300 - 500 kg đậu/giờ (máy cũ từ 150 - 200 kg/giờ). Cũng nhờ trực tiếp sử dụng máy với người dân, nên anh biết được nhược điểm máy ở đâu mà cải tiến. Thay vì dùng 2 ru lô có cạnh xoắn, anh cải tiến 1 ru lô có 6 cạnh thẳng, để tuốt (lặt) triệt để hơn. Hay thêm vào một trục xoắn để đẩy hạt tuốt xong ra ngoài, thêm quạt gió để quạt sạch hạt lép, tạp chất…

Bẵng đi hơn tháng, điều thật ngạc nhiên, anh Chính lại thông báo cải tiến chiếc máy tuốt đậu phộng này lần 3, tức là thêm hệ thống lặt cuống trái đậu phộng sau tuốt còn sót lại, để cho hạt đậu sau khi tuốt không còn cuống nữa. Tức là anh bố trí làm sao để khi trái đậu vào lô xoắn vừa đảo trái vừa cọ xát với sợi xích (có gắn thêm miếng sắt gần giống xích của máy cưa cầm tay) thì cuống trái bị dính vào, bị vặt sạch nhưng trái đậu không vỡ. Máy ra đời một vài tháng nay, mới đăng trên một số báo, trang mạng Internet nhưng rất nhiều người hỏi mua, đặt làm máy. Một người ở Đăk Nông làm 6 ha đậu phộng đặt làm 2 máy, một người ở Nghệ An cũng đặt 1 máy.

Tây Nguyên bạt ngàn đậu phộng xưa nay, nhất là vụ thu đông làm giống bán cho các tỉnh đồng bằng, nhưng chưa có máy tuốt. Người ta tính thuê tuốt mỗi kg mất 1.500 đ, còn thuê máy chỉ 700 đ, lợi một nửa. Anh Chính cho rằng hiện nay trên thị trường có máy vừa thu hoạch vừa tuốt đậu phộng của Nhật Bản, nhưng sử dụng máy này buộc phải trồng theo quy trình hàng cách hàng, cây cách cây với khoảng nhất định, và giá bán cả tỷ đồng, nên hiện tại không thể áp dụng trên đồng ruộng đậu phộng Việt Nam. Ngoài ra, chưa có loại máy tuốt đậu phộng nào phổ biến, nên máy anh Chính vẫn là độc nhất được ưa chuộng.

Hoàng Lân
Theo Khoa học Phổ thông (thkhanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu đánh giá lượng chất thải rắn bị rò rỉ ra môi trường khu vực quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nay, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) do con người thải bỏ tại các đô thị phần lớn đã được thu gom, tuy nhiên vẫn còn một phần bị rò rỉ và xả thải vào môi trường. Vì vậy, đánh giá lượng rác và thành phần rác bị rò rỉ ra môi trường là cần thiết trong bối cảnh công tác BVMT ngày càng được quan tâm. TP. Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất Việt Nam, có khoảng 9 triệu người. Hiện nay, ước tính mỗi ngày trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thải ra khoảng 9.800 tấn CTRSH, tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6 - 10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người của thành phố khoảng 0,98 kg/người/ngày. Với tỷ lệ thu gom là 91% thì trung bình mỗi ngày ước tính sẽ có gần 900 tấn rác chưa được thu gom đúng cách, lượng chất thải này sẽ phát tán vào môi trường, theo các kênh rạch, sông chảy ra biển. Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chất thải nhựa dễ bị phân rã thành các mảnh vụn nhỏ và vi nhựa, dễ dàng rò rỉ vào môi trường.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->