Dinh dưỡng [ Đăng ngày (12/05/2013) ]
Nhựa cây làm thuốc
Đã từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các bộ phận của cây cỏ xung quanh mình trong đó có nhựa cây để làm thuốc. Xin giới thiệu một số cách dùng nhựa cây trị bệnh:

Nhựa cây si: trị đau mình mẩy, xương cốt đau nhức, ứ huyết, bầm tím do té ngã, hoặc bị ho, đờm, hen suyễn. Vào các buổi sáng, trời không mưa, dùng dao rựa sắc chặt sâu, để nhựa chảy ra, hứng vào chén sứ, mỗi lần lấy khoảng 10 - 20ml, pha thêm 10 - 20ml rượu 30 - 350, quấy cho nhựa tan đều, rồi uống, 2 - 3 lần/tuần. 

 Nhựa cây duối: trị đau đầu, nhức hai bên thái dương, nhức trán: chọn những cấy ruối có thân và cành to, mập, cũng lấy nhựa theo cách lấy nhựa si. Phết nhựa lên hai miếng giấy trắng, có đường kính 3cm, cho lên lớp nhựa một chút vôi tôi (bằng hạt dỗ xanh), trộn đều vôi vào nhựa, rồi dán hai miếng giấy đó vào hai bên thái dương. Cũng làm tương tự với một miếng giấy có đường kính 1cm, dán vào huyệt ấn đường (điểm giữa hai đầu lông mày). Ngày làm 1 - 2 lần. Có tác dụng giảm đau rõ rệt. Ngoài nhựa cây duối, có thể dùng nhựa cây sung, cách làm tương tự song không cần cho thêm vôi tôi.

Nhựa cây đào: theo YHCT, nhựa đào có vị đắng, tính bình, có tác dụng làm tan kết tụ, mụn nhọt, huyết ứ, giảm đau do chấn thương, lợi tiểu. Ngày dùng 3 - 5g, hòa vào nước ấm, hoặc rượu 300 cho tan, uống trước bữa ăn 1 - 2 giờ, ngày 1 lần, uống nhiều ngày tới khi hết các triệu chứng

Nhựa cây vú bò: trị mụn nhọt, nhất là các mụn đầu đinh ở vùng đầu, vùng mặt: ngắt quả còn xanh, lấy nhựa mủ chảy ra từ cuống quả, chấm ngay vào các mụn đó. 

Nhựa lô hội: có tác dụng lợi mật,  kích thích tiêu hóa, kém ăn với liều 0,1g/ ngày. Còn dùng để tẩy khi bị táo bón nặng (0,15 - 2g). Cần lưu ý, lô hội không dùng cho người có thai. Để chế được nhựa, người ta cắt lấy lá, xếp đều đặn thành từng lớp vòng tròn, phía cuống lá bị cắt hướng vào một phía bên trong vòng tròn đó, nơi đã đào sẵn một cái hố, đáy đã được làm sạch, lót một tấm da dê hay da ngựa đã được thuộc khô. Sau khi nhựa chảy ra hết, thu lại, cô đặc sẽ được một thứ nhựa màu đen và đóng thành từng bánh nhỏ.

Nhựa cây đằng hoàng: có tác dụng tẩy mạnh, được dùng khi đại tràng thực nhiệt, khi bị táo bón nặng, với liều 0,10 - 0,15g/ngày. Kiêng dùng cho những người xuất huyết đường tiêu hóa, trẻ em và phụ nữ có thai.

Nhựa thông: còn gọi là tùng hương, được lấy từ cây thông hai lá, sau 15 năm có thể bắt đầu khai thác nhựa. Từ nhựa thông có thể cất lấy phần tinh dầu (có thành phần để chế thuốc ho); phần còn lại là tùng hương (colophan) để chế cao dán mụn, nhọt.                                                                  

GS. TS. Phạm Xuân Sinh
Theo Theo Suckhoedoisong.vn(thkhanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tiêu điểm

4 triệu chứng chính của ung thư đại tràng
Bộ não bị lão hóa nhanh là do ảnh hưởng từ 64 gene
Ứng dụng di động hỗ trợ phục hồi chức năng liệt nửa người do đột quỵ
Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đứng sau mạng lưới Deepfake AI
Công nghệ lưu trữ lượng tử vừa đạt đột phá: Chứa 5.000 phim 4K trên một tinh thể bé hơn đầu ngón tay?
Sony tuyên bố hợp tác gây chấn động ngành game, mang tính năng độc quyền trên AMD RX 9000 đến PS5 Pro, vạch ra tương lai cho PS6
Đại học Harvard công bố 4 loại trái cây giúp hỗ trợ sống 'trường thọ' nên ăn thường xuyên
AI có thể thay thế người thầy?
Ăn nhiều cá có thể giảm nguy cơ khuyết tật do đa xơ cứng
Startup xe điện Dat Bike đã không còn "trong tay” người Việt
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
Chuyên gia Phạm Chi Lan chỉ ra 4 điểm yếu của các nhà sáng lập Việt: Nhiều startup cho rằng xuất khẩu được mới 'oai', trong khi thị trường nội còn khó hơn ngoại
Startup KAMEREO ‘ấm bụng’ trong ‘mùa đông gọi vốn’: Hoàn tất vòng Series B với 7,8 triệu USD từ 5 ‘đồng hương’ Nhật Bản
Founder - CEO Amslink: Kiến tạo tương lai Anh ngữ cho thế hệ trẻ Việt
Can thiệp bào thai bằng Laser đốt thông nối mạch máu, giảm ối cứu sống thành công 2 trẻ song sinh cực non

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->