Cơ khí [ Đăng ngày (04/05/2013) ]
Xe máy chạy bằng gas
Tiến sĩ trẻ Nguyễn Ngọc Dũng (Phòng thí nghiệm động cơ đốt trong của Trường đại học Bách khoa TP.HCM) cùng một số cộng sự đã nghiên cứu thành công công trình khoa học xe gắn máy chạy với hai nhiên liệu xăng và LPG (gas).

Nói về ý tưởng để thực hiện công trình khoa học này, tiến sĩ Dũng cho biết: “Việt Nam có khoảng hơn 30 triệu người dùng xe máy, vì vậy chỉ cần 5 đến 10% trong số đó chuyển từ việc sử dụng bằng xăng sang dùng gas thì sẽ giảm được một lượng khí thải đáng kể ra môi trường. Xuất phát từ trăn trở đó, Dũng cùng những cộng sự của mình, trong đó có các bạn sinh viên đã tập trung nghiên cứu công trình thiết thực này trong vòng 2 năm”.

Theo đó, trên chiếc xe máy tay ga hiện hữu, Dũng gắn thêm một bình gas nhỏ gọn chứa từ 4 đến 5 kg gas đặt trong cốp xe. Bình cung cấp gas được gia công đặc biệt, tính toán cẩn thận về áp suất, độ bền, chất lượng để đảm bảo an toàn cho phương tiện và người khi sử dụng. Tiếp theo là nghiên cứu một hệ thống cung cấp nhiên liệu gas được thiết kế phù hợp để tích hợp vào hệ thống cung cấp nhiên liệu xăng có sẵn trong xe. Với thiết kế như trên, xe có thể chạy được 500 km mới hết nhiên liệu trong điều kiện bình thường.

Dũng nói: “Tín hiệu sẽ được truyền từ hộp điều khiển cung cấp xăng qua hộp điều khiển cung cấp gas bằng một hệ mắc song song. Vì vậy, trước khi lên xe chúng ta có thể chọn chạy chế độ bằng gas hoặc bằng xăng tùy thích thông qua một cái công tắc điều khiển rất đơn giản. Không những thế, mình đang nghiên cứu để nâng công trình khoa học này, tiến xa thêm một bước nữa là làm sao cho xe có thể sử dụng chạy bằng hai nhiên liệu cùng một lúc”.

Nói về tính ưu việt của công trình này, tiến sĩ Dũng cho rằng: “Việc kết hợp giữa hai nhiên liệu xăng và gas giúp xe có thể đi được quãng đường xa hơn, giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường. Theo tính toán, nồng độ CO phát thải giảm khi xe tăng tốc độ, lượng phát thải CO giảm trên 60% khi xe đạt tốc độ từ 40 km/giờ; nồng độ phát thải CO2 giảm hơn 10% khi sử dụng nhiên liệu khí”.

Lê Thanh
Theo Thanh Niên (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu thành phần khí phát sinh từ đốt viên nén nhiên liệu rác thải nhựa và trấu
Hiện nay, rác thải rắn đô thị (municipal solid waste - MSW) là vấn đề lớn cần giải quyết ở quy mô toàn cầu. Rác thải MSW gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường đất, nước và không khí. Một vấn đề lớn trong đó là rác nhựa theo thời gian và dưới tác động của tia UV từ mặt trời sẽ phân rã thành những mảnh vi nhựa và phát tán ra môi trường nước làm cho các loài thủy sinh vật có nguy cơ bị nhiễm vi nhựa vào cơ thể của chúng. Sinh vật biển nhiễm vi nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là nguyên nhân lớn gây suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc và thành phần của hệ sinh thái biển. Một số công nghệ được áp dụng phổ biến cho xử lý rác thải MSW là chôn lấp, tạo phân bón cây trồng, đốt bỏ, đốt có thu hồi năng lượng, tạo ra khí nhiên liệu,…. Xét theo khía cạnh năng lượng, rác thải MSW nói chung và rác thải nhựa nói riêng hiện được xem là nhiên liệu có thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu, và khí đốt), thậm chí rác thải nhựa hiện là mặt hàng xuất nhập khẩu.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->