Tự nhiên [ Đăng ngày (15/02/2013) ]
Những loài rắn đặc hữu của Việt Nam
Việt Nam là nơi cư trú của rất nhiều loài rắn khác nhau, trong đó có 5 loài rắn đặc hữu như rắn lục hòn sơn, rắn lục trùng khánh.

Rắn cạp nia Bungarus slowinskii. Loài này thuộc họ rắn Hổ (Elapidae) bộ Bò sát có vảy (Squamata). Đây là loài động vật đặc hữu của khu vực miền bắc Việt Nam. Chúng chứa chất độc thần kinh rất nguy hiểm, tuy nhiên lượng độc tố của chúng nhẹ hơn so với những loài khác.

Theo trang Cẩm nang động vật, rắn cạp nia slowinski có chiều dài cỡ trung bình, thân mình thanh mảnh hình trụ với một cái đuôi tương đối ngắn. Chiều dài thân khi trưởng thành vào khoảng 90 cm nhưng có thể phát triển đến mức 125-130 cm. Đầu của chúng phẳng và hơi tách biệt với phần cổ. Thân thể chúng gồm những khoang màu trắng và màu đen xen kẽ. Trên phần sống lưng có một đường nổi dọc theo thân mình. Ảnh: Raoul Bain/ Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ.

Rắn đẻn xanh lơ Hydrophis parviceps. Loài rắn này được mô tả đầu tiên năm 1935 từ một mẫu thu thập ở vùng biển miền nam Việt Nam. Theo đánh giá của các nhà khoa học, việc đánh bắt thủy sản đang làm ảnh hưởng tới thế giới loài rắn biển. Ảnh trên là hình minh họa loài rắn biển. Ảnh: Wikipedia.
Ảnh: AP.
Rắn lục hòn sơn Cryptelytrops honsonensis. Loài này thuộc họ rắn lục (Viperidae), chúng được các nhà khoa học tìm thấy ở đảo Hòn Sơn, Kiên Giang. Chúng dài khoảng 626-648 mm. Ảnh: AP.
Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
Rắn lục trùng khánh Protobothrops trungkhanhensis. Đây là loài rắn đặc hữu mới chỉ phát hiện ở khu bảo tồn Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam. Rắn lục Trùng Khánh dài khoảng 70 cm, khá nhỏ so với những loài thuộc chi Protobothrops. Chúng có đặc điểm là màu sắc mặt lưng, đầu của con đực và cái tương tự nhau có màu nâu xám nhạt. Chúng sống ở độ cao 500 – 700 m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
Rắn lục trường sơn. Ảnh: Vncreatures.
Rắn lục trường sơn Viridovipera truongsonensis. Lần đầu tiên loài này được giới khoa học phát hiện ở động Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình. Ảnh: Vncreatures.
Hương Thu tổng hợp
Theo VnExpress.net (ltnhuong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
 
Sống chậm lại – yêu thương nhiều hơn
Dường như trong cuộc đời mỗi người đều đều sẽ phải trải qua những khoảng thời gian rơi vào guồng quay của công việc: ngày đi làm, tối về việc gia đình, rồi đi ngủ, sáng hôm sau một chu trình như vậy lại được lặp lại. Trong guồng quay đó, mọi người đã có lúc bỏ lỡ những giá trị của cuộc sống thậm chí không còn chút khoảng lặng để chính mình được nghỉ ngơi rằng tại sao lại sống vội vã đến thế. Những lúc như thế nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ép buộc bản thân mình quá mà hãy để cơ thể và tâm trí bạn có cơ hội để nghỉ ngơi.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->