Quản lý an toàn sinh học là thước đo của sự thành công bởi lẽ khi ta có trong tay một hệ thống an toàn sinh học có hiệu quả thì nó sẽ thúc đẩy việc sử dụng công nghệ sinh học để cải tiến năng suất cây trồng và chất lượng thực phẩm, đảm bảo các lợi ích về kinh tế, cũng như bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Vì vậy việc quản lý và đề ra khung pháp lý để kiểm soát các sản phẩm GMOs này là cần thiết.
Để góp phần trong việc quản lý GMOs, Viện Di truyền Nông nghiệp đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu áp dụng tin sinh học để quản lý an toàn sinh học sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng”, do TS Đặng Trọng Lương làm chủ nhiệm.
Đề tài đã đạt đươc những kết quả như sau:
+ Xây dựng được phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu mở để cập nhật thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen. Thiết kế, xây dựng Website chứa đựng các cơ sở dữ liệu về cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật biến đổi gen và sản phẩm dẫn xuất của chúng (http://www.gmo.gov.vn).
+ Đã tối ưu hóa được 3 phương pháp để nhận biến cây trồng biến đổi gen và sản phẩm của chúng.
+ Đề xuất 2 giải pháp để quản lý, đánh giá một số cây trồng biến đổi gen có triển vọng và các sản phẩm thức ăn chăn nuôi được chế biến từ ngô, đậu tương biến đổi gen.
+ Đã xây dựng được bản đồ chỉ thị phân tử của các gen kháng bệnh đạo ôn và gen chịu hạn ở lúa sử dụng phần mềm MAPMAKER/EXP ver 3.0 và MAPMAKER/QTL ver 1.1.
Có thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC Đề tài (số lưu trữ: 6817/2008) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (http://db.vista.gov.vn).
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp của virus Dengue các type sử dụng trong chuẩn đoán sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue - Mã KC.04-18
Cập nhật lúc: 29 Tháng Giêng 2013 4:09:40 CH
Sốt Dengue, Sốt xuất huyết Dengue và Hội chứng sốc Degue là những bệnh do virus Dengue gây nên đã được biết đến từ giữa thế kỷ 18 và hiện nay đang là một vấn đề toàn cầu. Các trận dịch xuất hiện thường xuyên trên toàn thế giới mà phổ biến là ở những vùng nhiệt đới. Việt Nam nằm trong vùng lưu hành mạnh mẽ của virus Dengue.
Sốt Dengue, Sốt xuất huyết Dengue thường có những biểu hiện lâm sàng giống các bệnh gây sốt và sốt thông thường nên dễ dẫn đến những chẩn đoán và điều trị sai lệch. Vì vậy việc nghiên cứu tìm ra phương pháp phát hiện nhanh, chính xác virus Dengue là hết sức cần thiết để giúp bác sĩ có phác đồ điều trị thích hợp đối với bệnh nhân và đồng thời giúp các nhà dịch tễ học có biện pháp khoanh vùng, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Việc xây dựng bộ Kit chẩn đoán nhanh virus Dengue và sản xuất vaccine phòng bệnh là hết sức cần thiết. Từ thực tế này, PGS.TS Đinh Duy Kháng và các cán bộ đã tham gia nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp của virus Dengue các type sử dụng trong chuẩn đoán sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue”.
Sau khi thực hiện đề tài các tác giả đã thu được các kết quả sau:
+ Đã tạo dòng, xác định trình tự, đăng ký trong Ngân hàng gen quốc tế và lưu giữ như một tài sản quý 4 trình tự gen mã hoác kháng nguyên màng(M) và vỏ(E) của virus Dengue các typ D1, D2, D3, D4.
+ Đã tạo được 08 chủng E.coli tái tổ hợp để sản xuất kháng nguyên vỏ của virus Dengue các typ D1, D2, D3, D4.
+ Đã sản xuất được kháng nguyên tái tổ hợp của virus Dengue các typ D1, D2, D3, D4 dạng chimeric.
+ Đã sử dụng các kháng nguyên tái tổ hợp tạo ra được 120 bộ sinh phẩm chẩn đoán SD/SXHD bằng MAG-ELISA và GAG-ELISA đã sử dụng có kết quả tại các địa phương khác nhau.
+ Sử dụng các kháng nguyên tái tổ hợp D1E3, D2E3, D3E3 và D4E3 để chế tạo bộ kit Dot blot phát hiện khác thể kháng virus Dengue.
+ Đã đăng ký được 04 trình tự gen mã hóa cho kháng nguyên preM và E của 4 type virus Dengue.
Có thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC Đề tài (số lưu trữ: 6050/2005) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (http://db.vista.gov.vn). |