Tự nhiên [ Đăng ngày (31/01/2013) ]
Chim hót như thế nào?
Câu hỏi “Chim hót như thế nào?” được đề cập trong một nghiên cứu được công bố trên nguồn truy cập mở thuộc Trung tâm BiOMed của Tạp chí BMC Biology. Hình ảnh cộng hưởng từ trường cao và chụp cắt lớp vi tính đã được sử dụng để xây dựng bức ảnh 3D tuyệt đẹp có độ phân giải cao, cũng như một tập dữ liệu về “hình thái giải phẫu” của cơ quan phát âm và vòi ớt-tát của chim manh manh (Taeniopygia guttata)

Ảnh: Daniel N Düring, Alexander Ziegler, Christopher K Thompson, Andreas Ziegler, Cornelius Faber, Johannes Müller, Constance Scharff and Coen P H Elemans.

Hình ảnh cộng hưởng từ trường cao và chụp cắt lớp vi tính đã được sử dụng để xây dựng ảnh 3D tuyệt đẹp có độ phân giải cao của cơ quan phát âm của chim manh manh (Taeniopygia guttata)/

Giống như con người, các loài chim biết hót học phát ra âm thanh bằng cách bắt chước. Tiếng hót của chúng được sử dụng cho việc tìm kiếm bạn tình và giữ lãnh thổ, tiếng chim hót rất quan trọng cho sự thành công của việc sinh sản để duy trì nói giống.

Vòi ớt-tát, nằm tại vị trí nơi khí quản chia tách ra làm hai để cho không khí vào phổi, là cơ quan chỉ có ở các loài chim và thực hiện chức năng giống như dây thanh quản ở người. Loài chim có thể có một điều khiển vòi ớt-tát, với mực độ chính xác đến phần nghìn giây, trong một số trường hợp, chúng thậm chí còn có thể bắt chước giọng nói của người.

Mặc dù có sự thâm nhập lớn trong việc phát hiện ra cơ chế điều khiển thần kinh của các con chim biết hót, giải phẫu của các cấu trúc phức tạp của cơ quan tạo ra âm thanh thì ít được hiểu rõ.

Nhóm nghiên cứu gồm nhiều quốc gia đã tạo ra các mô hình tương tác PDF 3D của bộ xương phần minh quản của chim, mô mềm, miếng sụn và cơ ảnh hưởng đến việc tạo ra âm thanh. Những mô hình này hiển thị chi tiết sự cân bằng tinh tế giữa lực mạnh, và nhẹ của xương và sụn cần thiết để hỗ trợ và làm thay đổi màng rung của vòi ớt-tát ở tốc độ siêu nhanh.

Tiến sĩ Coen Elemans, thuộc Đại học Nam Đan Mạch, trưởng nhóm nghiên cứu giải thích, "Nghiên cứu này cung cấp cơ sở để phân tích các yếu tố vi cơ học, và kiểm soát thần kinh và cơ bắp chính xác của vòi ớt-tát. Ví dụ, chúng tôi mô tả một cấu trúc sụn có thể cho phép chim manh manh kiểm soát chính xác tiếng hót của mình bằng cách tách cặp tần số âm thanh và âm lượng”. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một cấu trúc hình chữ Y trước đây không được công nhận trên xương ức tương ứng với hình dạng của vòi ớt-tát và có thể giúp ổn định việc tạo ra âm thanh.

Phạm Tuấn Anh (Bài dịch)
Theo Sciencedaily, tháng 01/2013 (nthieu)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
 
Sống chậm lại – yêu thương nhiều hơn
Dường như trong cuộc đời mỗi người đều đều sẽ phải trải qua những khoảng thời gian rơi vào guồng quay của công việc: ngày đi làm, tối về việc gia đình, rồi đi ngủ, sáng hôm sau một chu trình như vậy lại được lặp lại. Trong guồng quay đó, mọi người đã có lúc bỏ lỡ những giá trị của cuộc sống thậm chí không còn chút khoảng lặng để chính mình được nghỉ ngơi rằng tại sao lại sống vội vã đến thế. Những lúc như thế nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ép buộc bản thân mình quá mà hãy để cơ thể và tâm trí bạn có cơ hội để nghỉ ngơi.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->