Tự nhiên [ Đăng ngày (15/01/2013) ]
Tự nhiên lạ và quý
Đàn hồng hạc thích nghi với ô nhiễm ở Ấn Độ, cuộc tranh cãi về giống người tí hon cao chưa đến 1 m trên một hòn đảo ở Indonesia, bí quyết bơi của cá sấu mà không cần vây chèo..

Thích nghi với ô nhiễm:

Những con hồng hạc bé nhỏ sống gần những chiếc hồ cổ xưa ở châu Phi dường như đang suy giảm dân số, do việc khai thác mỏ và hóa chất nông nghiệp. Nhưng ở Ấn Độ, giống như đàn hồng hạc ở thành phố Porbander này, đang sống trong các vùng nước ô nhiễm cao bất chấp các nhà máy và nước thải chưa xử lý ở gần đó. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu tại sao chúng vẫn sống sót được trong điều kiện ấy.

Bản lĩnh của sa giông:

Chẳng may ăn phải một con sa giông phương tây có thể gây tử vong, bởi sinh vật này tiết ra một chất độc thần kinh chết người. Tuy nhiên, nhiều con rắn garter có thể chén chúng mà chẳng hề hấn gì, nhờ một đột biến gene duy nhất làm thay đổi hình dáng của protein đích, khiến cho chất độc thần kinh nói trên trở nên vô hại.

Băng trên sao Hỏa:

Tàu Mars Express của Cơ quan vũ trụ châu Âu hiện đang quay quanh sao Hỏa, đã chụp bức ảnh về vùng Promethei Planum, nằm gần cực nam của hành tinh này. Miệng hố bên phải trên hình rộng khoảng 60 dặm. Các dữ liệu radar cho thấy trong mùa đông, băng ở vùng này có thể dày hơn 3.000 mét.

Có thêm giống người tí hon:

Cuộc tranh cãi đang nổ ra về việc liệu những bộ xương của giống người cao chưa đến 1 mét tìm thấy trên một hòn đảo ở Indonesia có phải là đại diện của một giống người độc lập, tách ra khỏi người hiện đại từ lâu. Mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy sọ và xương của ít nhất 25 người như vậy trong hai cái hang ở Palau, quần đảo Micronesia.

Những tay bơi cự phách:

Bằng cách nào cá sấu Mỹ bơi lẹ làng như vậy mà không có vây và bơi chèo? Trong một bài báo mới công bố trên Journal of Experimental Biology, các chuyên gia sinh học tại Đại học Utah thông báo chúng sử dụng cơ hoành ở ngực và khung chậu, bụng và các cơ xương sườn để đẩy phổi đi - cơ quan hoạt động giống như bộ phận thăng bằng bên trong cơ thể. Cá sấu sẽ đẩy phổi về phía sau khi chúng muốn lặn, về phía trước nếu muốn nổi lên và sang bên nếu chúng muốn lăn tròn.

Theo vnexpress.net (nnhanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
 
Sống chậm lại – yêu thương nhiều hơn
Dường như trong cuộc đời mỗi người đều đều sẽ phải trải qua những khoảng thời gian rơi vào guồng quay của công việc: ngày đi làm, tối về việc gia đình, rồi đi ngủ, sáng hôm sau một chu trình như vậy lại được lặp lại. Trong guồng quay đó, mọi người đã có lúc bỏ lỡ những giá trị của cuộc sống thậm chí không còn chút khoảng lặng để chính mình được nghỉ ngơi rằng tại sao lại sống vội vã đến thế. Những lúc như thế nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ép buộc bản thân mình quá mà hãy để cơ thể và tâm trí bạn có cơ hội để nghỉ ngơi.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->